Chó đã lâu đã được xem như là người bạn đồng hành thân thiết, biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối. Không chỉ vậy, loài động vật này còn là 1 trong 12 con giáp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống tâm linh phong thủy của người Châu Á. Cùng Phúc Tường Gold tìm hiểu ý nghĩa sâu xa về linh vật chó, đồng thời khám phá những điều quan trọng khi chọn và đặt tượng chó để thu hút tài lộc và cân bằng năng lượng trong không gian sống của bạn.
Mục lục
Ý nghĩa tượng linh vật Chó
Tượng linh vật chó biểu trưng cho phúc lành, cát tường và sang giàu phú quý. Nó cũng thường được dùng trấn trạch nhà cửa, xua đuổi tà khí, ma quỷ, giữ cho luồng khí trong nhà hay nơi làm việc (công ty, cửa hàng) luôn an yên, gặp dữ hóa lành. Ngoài ra, bổn tính trung thành, thân thiện của chó còn giúp gắn kết mối quan hệ mọi người trong gia đình cũng như tổ chức, tránh tổn thương hòa khí.
1, Trung thành và kết nối tương thông với con người
Chó là một trong vật nuôi được thuần hóa đầu tiên của loài người từ cách đây khoảng 15.000 năm, nó được coi là biểu tượng của sự trung thành, có thể kết giao tương thông với tâm tư, suy nghĩ của con người.
Sự đau sót của Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao khi phải lừa một con chó đã đẩy hình tượng loài chó lên tầm cao, thể hiện sự trung thành, tương giao của chó với con người. “ Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !” – Trích Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
2, Mang đến nguồn sống, giúp đỡ con người
Trong lịch sử Việt Nam, chó đã giúp con người chiến thắng quân địch mang đến thực phẩm và bình an cho nhân dân. Khi Lê Lợi khởi nghĩa, một đội quân chó đã được tướng Nguyễn Xí sử dụng để đánh đuổi giặc Minh, tên tướng Mã Kỳ của nhà Minh mỗi khi nghe thấy đội quân chó của ông đều kinh hồn bạt vía; lúc trong quân hết lương thực, chó theo chỉ lệnh Nguyễn Xí vào rừng săn bắt muông thú mang về làm thức ăn cho binh sĩ.
Chó sử dụng trong săn bắt động vật, chim muông…đã có từ buổi sơ khai loài người khi nguồn thực phẩm chủ đạo đến từ hái lượm, săn bắt thú rừng. Bởi lẽ vậy hình tượng chó có ý nghĩa quan trọng trong việc mang lại nguồn sống cho con người.
3, Đại diện cho Trí tuệ thông minh
Đại học Kyoto của Nhật Bản đã thực hiện một nghiên cứu để tìm giải đáp cho câu hỏi “Chó có thể nhận biết được con người đáng tin hay không”, nói cách khác chó có thể biết người nào nói dối, người nào không nên tin tưởng.
Nghiên cứu đã thực hiện 3 thí nghiệm:
- Lần thứ nhất: Người chủ của chó chỉ tay về phía chiếc thùng có đồ ăn, con chó chạy về hướng thùng theo chỉ dẫn
- Lần thứ hai: Người chủ chỉ tay về phía chiếc thùng không có đồ ăn, con chó cũng chạy theo hướng của tay, đi đến chiếc thùng không có thực phẩm.
- Lần thứ ba: Người chủ vẫn chỉ tay, nhưng chó không đi tới vị trí chiếc thùng như tay đã chỉ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chó sẽ không làm theo những chỉ dẫn của người không đáng tin. Nhiều nghiên cứu khác được thực hiện ở Anh, Mỹ cũng thể hiện chó là loài vật thông minh hơn sự tưởng tượng của con người. Trên thế giới hiện nay những loài chó được cho là thông minh nhất có thể kể đến: chó Golden Retriever, chó Doberman Pinscher, chó Poodle…
4, Phú quý và giàu có
Trong ngũ hành, chó thuộc hành Thổ, Thổ sinh Kim – đại diện cho tiền tài, của cải. Bởi vậy trong phong thủy, chó là linh vật tượng trưng cho phú quý, tài lộc, mang đến nhiều may mắn cho chủ nhân. Trưng bày một bức tượng chó được làm từ vàng, đồng… sẽ củng cố vượng khí cho mọi người trong gia đình, hay nếu làm quà tặng sẽ gia tăng vận khí tốt lành trong làm ăn cũng như công việc.
Hình tượng chó đại diện chó phú quý cũng được người xưa ẩn ý lưu dấu qua ca dao tục ngữ. “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” – có lẽ vậy mà chó trong văn học Việt Nam được các nhà văn, thi sĩ gọi với cái tên “Cậu vàng”, mới nghe qua đã thấy sự quý giá.
Trong thực tiễn đời sống hiện đại, chó là loài vật giúp các chủ nhân thực hiện những buổi Livestream thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, trực tiếp mang đến lợi ích kinh tế. Mật Pet Family, Củ Cải…tại Việt Nam là những kênh Youtube đã nổi tiếng và ăn nên làm ra thông qua việc sử dụng hình tượng chó.
5, Sức mạnh và sự đoàn kết
Nguồn gốc của chó nhà được nhiều nghiên cứu chỉ ra có sự khởi đầu từ chó sói. Trong tự nhiên sói là loài có sức mạnh dũng mãnh, các cuộc đi săn chúng thể hiện bản lĩnh đoàn kết, cùng nhau hợp lực để săn bắt con mồi. Ý nghĩa đoàn kết thể hiện qua hình tượng chó Sói được nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ứng dụng trong quản lý, phát triển doanh nghiệp.
Trong văn hóa Việt Nam, một giống chó ở đảo Phú Quốc được truyền rằng có thể chống lại sức mạnh của Hổ nhờ sự đoàn kết: Khi đàn chó đi tìm thức ăn trên đảo, chúng gặp một con hổ lớn. Hổ gầm rú khiến đàn chó chạy tán loạn, nhưng một trong số những con chó dũng cảm của đàn đã quay lại phi tới và cắn vào cổ, vào chân của hổ khiến “chúa tể” đau đớn. Những con chó khác thấy vậy đã ra sức hợp lực, cùng nhau đoàn kết và cuối cùng hạ gục thành công con hổ to lớn.
6, Mang đến bình an, xua đuổi tà khí ma quỷ
Hình tượng chó canh miếu, cổng làng, đền chùa, lăng mộ, nhà cửa… là những hình ảnh không hiếm thấy trong thực tiễn đời sống ở Việt Nam. Bởi trong văn hóa tín ngưỡng người Việt và nhiều nước nước Phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản)…chó là linh vật có khả năng siêu nhiên giúp xua đuổi tà khí, ma quỷ, giữ bình an cho người dân và các mọi người trong nhà.
Theo Tiến sĩ Dương Văn Sáu (Đại Học Văn Hóa Hà Nội) cho biết, từ xa xưa chó đã là linh vật được dùng làm vật canh gác những khu vực, vị trí mang tính âm, nó cũng mang ý nghĩa của sự bình yên. Khi tạc tượng chó thường ở thế ngồi thay vì thế đứng, 2 chân trước dóng thẳng với đầu – điều này ngụ ý chó đang trong tư thế khoan thái thư thái, không đối nghịch kẻ thù và mang tính biểu trưng.
Tượng linh vật Chó đẹp để trưng bày, tặng quà
1, Tượng chó mạ vàng 24K mang đến tài lộc
Không chỉ là linh vật mang đến nguồn sống, vật chất trong đời sống thực tế xưa kia của con người. Mà từ góc nhìn chuyên gia phong thủy, chó là loài đứng đầu của danh sách những con vật đại diện cho phú quý, tài lộc và may mắn. Khi được tặng hoặc tặng cho ai đó một bức tượng chó, ngụ ý gửi lời chúc con đường tiền tài và sự nghiệp ngày càng thăng tiến, gặt hái nhiều thành quả.
Chó được biết đến là loài nhạy bén, sở hữu khướu giác và đôi tai thính, ngoài ra nó còn có một trí tuệ thông minh đã được các nhà khoa học chứng minh. Những yếu tố này hội tụ trong các bức tượng chó sau khi khai quang, giúp phát huy năng lực thấu cảm và nhạy bén của người sở hữu tượng.
2, Tượng chó ngồi sinh Tài
Tượng chó thế ngồi, đầu ngẩng cao tượng trưng cho sức mạnh, lắng nghe và sinh tài. Chữ tài đặt trước ngực linh vật giúp gia tăng thông điệp phú quý, may mắn.
Trong phong thủy, tượng chó ngồi thay vì đứng 4 chân truyền tải thông điệp khoan thai, hạnh phúc, nói cách khác đó là sự tận tưởng khoảnh khắc yên bình và những điều tốt đẹp.
Thế tượng chó ngồi sinh tài trưng bày trong nhà hoặc công ty giúp tương trợ cho hoạt động kinh doanh buôn bán, nhờ đó công việc ngày càng thuận lợi. Người xưa cho rằng, chó ngồi ngụ ý chỉ sự may mắn, cát tường và biết cách nắm bắt cơ hội, vì vậy không phải bỏ công sức quá nhiều nhưng thành quả thu về hậu hĩnh.
3, Tượng linh vật Chó cát tường
Tượng linh vật chó cát tường mang đến sự may mắn, phước lành và phú quý cho chủ nhân. Ngoài ra bức tượng còn là vật bảo vệ sự bình an, che chở cho các thành viên trong nhà hoặc người được tặng món quà.
Trong văn hóa Việt Nam, tượng chó được coi là linh vật thu hút sự giàu có, cát tường cho. Tập tính sống trung thành, thân thiện của chúng tượng trưng cho mong muốn hạnh phúc, viên mãn của con người.
4, Tượng chó vượng tài mạ vàng 24K
Không ngẫu nhiên chó lại trở thành linh vật được nhiều người phương Đông yêu thích, bởi đây là loài có hành Thổ, trong thổ dễ dàng sinh Kim – đại diện của tiền vàng, sang giàu phú quý. Bức tượng chó vượng tài sử dụng vàng 24K mạ trên bản phôi với những đường nét đẹp tinh xảo, mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho không gian.
Người xưa có câu “Chó đến nhà thì sang”, trưng bức tượng chó mạ vàng 24K trong nhà, phòng khách hoặc cửa hàng (công ty) giúp chủ nhân gia tăng vượng khí tài lộc, gìn giữ sức khỏe bình an.
5, Tượng chó phúc lai mạ vàng 24K
Tượng chó Phúc lai mang ý nghĩa may mắn, tốt lành khi chó từ ngoài đến nhà mình. “Chó đến nhà thì sang” là câu thành ngữ chỉ những lợi ích cả về tiền bạc, sự bảo vệ che chở của chó. Thời xưa chó thường dùng làm vật canh cổng, trông giữ đất đai, nhà cửa, xua đuổi tà khí ma quỷ. Hàm ý của từ “Phúc lai” nghĩa là phước lành được chó mang đến cho gia chủ.
Ngoài ra, chó được thuần hóa của người xưa có thể chăn gia súc, cửu, bò, giúp người săn bắt, mang về của ăn của để cho chủ nhân. Trưng bức tượng chó mạ vàng 24K trong nhà giúp gia tăng ý chí bền bỉ, lòng kiên nhẫn trong công việc của người sở hữu tượng.
6, Tượng chó cát lợi mang bình an
Tượng chó Cát lợi được nghệ nhân chế tác thế đầu và mình giương cao, giống như biểu tượng của sự phát triển, thăng tiến; bức tượng mang đến cát tường cát lợi và sự bình an cho người sở hữu. Bức tượng chế tác đôi mắt hướng về phía xa – ngụ ý chỉ tầm nhìn một người luôn hướng đến những mục tiêu cao quý.
Trong quan niệm người Việt Nam, cát lợi chỉ sự may mắn, suôn sẻ thuận lợi, mọi việc dự tính đều sẽ tiến triển ổn định, thuận theo ý mình. Cát lợi cũng ám chỉ phúc lành, thành công đang đến. Tượng chó cát lợi trưng bày trong nhà hay nơi làm việc giúp lộ trình công việc của chủ nhân thuận buồm xuôi gió, gặp ít trắc trở.
Những lưu ý khi trưng bày tượng
Khi bài trí tượng chó theo phong thủy, có một số điều cần lưu ý như sau
- Kích thước tượng: Tượng chó nhỏ có thể đặt trên bàn làm việc hoặc tủ trang trí phòng khách. Tượng chó lớn hơn nên đặt ở nơi cao ráo, thông thoáng và có nhiều năng lượng.
- Tránh những nơi không tốt: Đừng đặt tượng chó gần thùng rác hoặc nguồn nước thải, cũng tránh đặt tượng chó ở góc khuất như gầm cầu thang hoặc dưới cửa sổ.
- Đặt tượng chó trên bệ đỡ cao: Không đặt tượng chó trực tiếp trên nền nhà. Hãy chọn những nơi cao ráo có bệ đỡ từ 6 nấc trở lên để đảm bảo chó có tầm nhìn rộng để quan sát mọi nơi trong nhà.
- Hướng đặt tượng chó: Theo các chuyên gia phong thủy, hướng đặt tượng chó có thể thay đổi theo từng năm.
- Chọn ngày giờ tốt: Gia chủ nên xem ngày giờ phù hợp trước khi mang tượng chó về nhà. Có những ngày tốt như ngày trực Thành, trực Định và trực Kiến. Nếu có thể, nên xem thêm cả giờ để đảm bảo khởi đầu tốt và mang lại may mắn và bình an.
- Chọn tượng chó phù hợp: Khi mua tượng chó, nên chọn những tượng có hình dáng chó cứng cáp, khỏe mạnh và trông hiền lành để đặt trong nhà. Nếu đặt ở ngoài cổng, thì nên chọn những tượng chó dữ tợn để bảo vệ ngôi nhà và ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp. Tượng chó cần nguyên vẹn, không bị sứt mẻ và có màu sắc tươi sáng.
Để tận dụng tối đa giá trị của tượng Linh vật Chó, chủ nhà cần xác định chính xác xem tuổi của mình có hợp hay xung khắc với tượng Chó.
- Tuổi hợp với tượng Chó:
Có ba tuổi Tam Hợp với tuổi Tuất là Dần, Ngọ và Tuất. Điều này là do theo luật thuận hợp hoặc khắc kỵ của Ngũ Hành, Dần có hành Mộc, Ngọ có hành Hỏa và Tuất có hành Thổ. Do đó, chúng ta phân tách từng cặp tuổi và nhận thấy tuổi Ngọ tương sinh với tuổi Dần và tuổi Tuất như sau:
Trong khi đó, hành Mộc (Dần) khắc hành Thổ (Tuất) nên chúng xem như là không hợp. Tuy nhiên, chỉ có tuổi Ngọ tương hợp cả tuổi Dần và tuổi Tuất hoặc nói cách khác, tuổi Ngọ có Nhị Hợp với tuổi Dần và tuổi Tuất. Do đó, những người tuổi Mão nên đặt tượng chó trong nhà vì có mối quan hệ Nhị Hợp giữa Mão và Tuất.
- Tuổi xung khắc tượng Chó:
Ngoài ra, tuổi Tuất nằm trong nhóm tứ xung gồm Thìn, Tuất, Sửu và Mùi, vì chúng xung khắc với nhau. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, chúng ta sẽ thấy chúng xung khắc trực tiếp từng cặp: Thìn & Tuất và Sửu & Mùi. Vì vậy, những người tuổi Mão, Ngọ và Dần khi đặt tượng chó trong nhà sẽ mang lại lợi ích lớn về sự nghiệp và tài lộc. Tuy nhiên, những người tuổi Thìn không nên đặt tượng chó vì Thìn và Tuất xung khắc với nhau.
Hình tượng và ý nghĩa loài chó trong văn hóa phương Đông, phương Tây
1, Chó trong văn hóa Phương Tây
1.1, Hình tượng Chó thời kỳ văn minh Lưỡng Hà
Theo tư liệu lịch sử sớm nhất của loài người, mô tả của Gilgamesh về chó: Là một trong những thần thú của nữ thần Inanna, bà thường dẫn 7 chú chó của mình đi khắp nơi. Bởi vậy đối với những người tín thần Innana, chó có một vị thế cao trong tâm thức của họ.
Trong thời kỳ Lưỡng Hà cổ đại, những chú chó cũng biết thưởng thức âm nhạc, nghe tiếng sáo – bằng chứng được thể trên các bức tranh tường cổ đại; thậm chí chó còn được tôn sùng là linh vật đại diện cho thần y, bởi chó có một tập tính, sau khi bị thương sẽ liếm lên vết thương của mình.
1.2, Hình tượng chó trong văn hóa Ba Tư cổ
Ba Tư cổ đại, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Lưỡng Hà, cũng rất coi trọng vai trò của loài chó. Trong tác phẩm kinh điển “Avisto” của Zoroastrian, có các chương riêng về cách nuôi chó, cách trừng phạt những người ngược đãi chó và lợi ích của chó đối với con người. Chó được chăm sóc như bất kỳ con người nào khác, một con chó bị thương được chăm sóc cho đến khi lành hoàn toàn và một con chó mang thai được chăm sóc cho đến khi bình phục hoàn toàn sau khi sinh.
Đạo Zoroastrian thời đó tin rằng vì một phần ba linh hồn của chó là thú vật, nhưng hai phần ba là con người nên chó là những người canh gác cổng trời và đất trong văn hóa Ba Tư.
Ngoài ra trong hoạt động săn bắt của người Ba Tư cổ, chó săn là con vật thông minh, hỗ trợ nhiều cho một cuộc đi săn. Đây là lý do tại sao loài chó có địa vị cao trong giới văn hóa Ba Tư.
1.3, Hình tượng chó trong văn hóa Viking và Celtic (thuộc Âu – Ấn).
Trong văn hóa Viking Bắc Âu và văn hóa Celtic, vốn thuộc cùng hệ thống văn hóa Ấn-Âu với Ba Tư cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại, loài chó có liên quan đến thế giới bên kia, sự chữa lành và khả năng trị bệnh.
Đối với văn hóa Celtic, Nehaya, nữ thần chữa lành và trị bệnh được khắc họa với hình tượng có gắn liền với linh vật chó thần thánh. Chó cũng có ý nghĩa nhất định về mặt tâm linh khi được xem là loài vật dẫn đường linh hồn người đã khuất về thế giới bên kia, trên hành trình đó, chó như con vật bảo vệ.
Trong đời sống thực tế, chó là con vật đồng hành của người Bắc Âu trong săn bắt, chống đạo trích, bảo vệ con người. Khi những người trưởng thành vào rừng, họ sử dụng chó làm vật canh nhà, trông giữ trẻ em.
Tất cả những điều trên cho thấy tại Phương Tây, chó là linh vật được coi trọng từ xa xưa, không chỉ có ý nghĩa trong cuộc sống săn bắt, canh giữ nhà cửa, bảo vệ chủ nhân, mà còn được tôn xưng làm thần vật. Ở các nước Phương Đông, hình tượng loài chó có những vị thế thăng trầm, phải trải qua quá trình biến đổi từ tích cực đến tiêu cực, rồi lại thay đổi.
2, Chó trong văn hóa Phương Đông
2.1, Hình tượng chó chuyển biến từ tích cực sang tiêu cực
Trước khi hình thành nền văn minh cổ đại của Phương Đông (khoảng 10.000 đến 30.000 năm trước), đời sống con người chủ yếu dựa trên săn thú, đánh cá và hái lượm, hình tượng về chó ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc…có vị thế cao, chúng giúp con người săn bắt và trở thành con vật mang đến nguồn thực phẩm thịt.
Vào buổi sơ khai, chó ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc… cũng được sử dụng trong canh giữ, trông coi nhà cửa, bảo vệ đất đai-ruộng vườn, chuyên bắt chuột, bói toán và dùng làm vật tế trong những dịp quan trọng. Có thể thấy trước khi bước vào giai đoạn phát triển văn minh, hình tượng chó trong văn hóa phương Đông và Phương Tây không có nhiều sự khác biệt, đều mang ý nghĩa tích cực.
Thời nhà Thương, nhà Tần và nhà Tống với sự kế thừa di sản văn hóa của nhà Âm và nhà Thương, có tục giết chó rồi chôn ở cổng thành hoặc nền móng nhà làm vật thanh uế, bảo vệ nhà cửa, vùng đất lãnh thổ. Thậm chí người ta còn bện những linh vật chó bằng rơm dùng làm vật tiêu trừ ma quỷ, tà khí.
Trong thời chiến quốc, hình tượng chó và ngựa là hai con vật được xem trọng, khi này chó có vị thế quan trọng khi được dùng cho những nhiệm vụ quân đội. Chó thường được dẫn theo trong các cuộc hành quân để làm tùy tùng, giúp đỡ quý tộc, câu nói “Khuyển mã chi lao” (làm trâu làm ngựa) cũng từ đó mà ra. Ý nghĩa của chó trong quân sự có tác dụng canh giữ biên giới, đánh hơi và nghe thấy những chuyển động rất nhỏ của quân địch.
Với sự thay đổi của văn hóa, đời sống dân chúng dần bớt đi hoạt động săn bắt, bước vào thời kỳ văn minh, ổn định cuộc sống, con người trồng hoa màu, phát triển buôn bán trao đổi, hình tượng chó đã dịch chuyển ở giai đoạn này, vai trò của nó ít được sử dụng trong săn tìm và cung cấp thực phẩm, tính quyết định của chó đối với đời sống sinh hoạt của con người giảm bớt.
Thời nhà Hán và nhà Tần, nhiều vị tướng quân từng là đồ tể thịt chó. Ví như Phàn Khoái (công thần khai quốc nhà Hán kéo dài 420 năm) làm nghề bán thịt chó, vì vậy các quân sĩ, quần thần không có nhiều sự ác cảm với thịt chó, thậm chí thịt chó cũng là món ăn của các nhà vua. Với chiều dài lịch sử nhà Hán đến 420 năm, nhu cầu dùng thịt chó làm thực phẩm đã trở thành một thông lệ mà những triều đại và thời kỳ sau đó đã kế tục.
2.2, Nguyên nhân dẫn tới thay đổi ý nghĩa văn hóa về Chó ở Phương Đông
Xu hướng dùng thịt chó làm thực phẩm trong thời xưa (nhà Đường, Tống, nhà Hán…), cùng với sự thay đổi vai trò của chó ít được dùng hơn (chủ yếu ứng dụng làm vật nuôi trong nhà) , không mang lại nhiều giá trị kinh tế trong các hoạt động buôn bán, trồng hoa màu của người dân, vì thế mà hình ảnh tích cực chó đã thay đổi.
Bấy giờ những câu nói thể hiện vị thế thấp của chó hình thành như “Chó liếm mặt”, “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”, “chó cậy thế chủ”, “Miệng chó không thể khạc ra ngà voi” (người xấu khó mà nói được lời tử tế).
2.3, Ý nghĩa hình tượng chó tích cực trở lại ở Phương Đông hiện đại
Khi đời sống kinh tế người hiện đại dần được nâng cao, mọi người không chỉ quan tâm đến tiền tài, vật chất mà còn chú cuộc sống tinh thần, chó được dùng làm vật nuôi-thú cưng trong các gia đình phương Đông giống như phương Tây.
Ngoài ra, không thể phủ nhận sự du nhập văn hóa hiện đại của phương Tây vào các nước phương Đông cũng đá giúp hình tượng chó trở nên tích cực trở lại. Ngày nay chó là loài vật thân thiện, thông minh và gần gũi với người phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Ý nghĩa tượng chó canh cổng
Trong kho tàng tín ngưỡng văn hóa thờ cúng của người Việt, không thể không kể đến tục thờ và tôn sùng tượng linh vật chó đá. Tượng chó đá thường được dùng làm vật canh cổng nhà, cổng làng, đình, chùa…mang những ý nghĩa sâu xa.
Những ý nghĩa của tượng chó đá canh cổng:
- Xua đuổi ma quỷ, tà khí bởi tiếng chó sủa và linh khí của thạch khuyển có khả năng át chế những thế lực tâm linh gây nhiễu, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân.
- Cầu phúc, cầu bình an, may mắn
- Thần thú giúp bảo vệ che chở cho mọi người
- Tượng trưng cho vị quan là đại diện của chính nghĩa ( Đan Phượng, Hà Nội hiện có 2 làng thờ tượng chó, gọi linh vật là Hoàng Thạch).
- Vật tổ truyền trong văn hóa của tộc người Cơ Tu
- Trang trí cho khu vực trước nhà (cửa).
Khi trưng bày tượng chó đá canh cổng không nên đặt về hướng Đông Nam, số lượng thích hợp là 1, nhiều nhất là 2 con. Vị trí tốt để đặt tượng chó đá là cổng cửa) ngách bởi trong văn hóa tín ngưỡng phương Đông, cửa lớn thường sẽ đặt sư tử hoặc kỳ lân.