Chữ Hiếu (tiếng Hán – 孝) có ý nghĩa gốc ban đầu là phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ, ông bà cả về đời sống vật chất và tinh thần. Nghĩa mở rộng của Hiếu thể hiện những chuẩn mực, lễ nghi và văn hóa mà người thế hệ sau đối nhân xử thế với người bề trên, và ngược lại người bề trên cũng cần có ứng xử phù hợp với người dưới. Các chuẩn mực này có thể vẫn sẽ được giữ sau khi cha mẹ qua đời trong nhiều năm. Hiếu đạo không máy móc, bảo thủ mà thay đổi theo thời đại để thích ứng với những đổi mới của thời cuộc.

Chữ hiếu thể hiện ý nghĩa Phụng dưỡng cha mẹ, người bề trên. Nghĩa rộng hơn thể hiện sự gìn giữ những chuẩn mực văn hóa, lối sống từ thế hệ trước để lại - phuctuonggold-com
Tranh thư pháp Chữ hiếu (孝) thư pháp thể hiện ý nghĩa Phụng dưỡng cha mẹ, người bề trên. Nghĩa rộng hơn thể hiện sự gìn giữ những chuẩn mực văn hóa, lối sống từ thế hệ trước để lại

Trong tiếng Việt của Việt Nam cũng như các chữ viết khác của nhiều quốc gia Phương đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Mỗi chữ đều là một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Chữ Hiếu mà Phúc Tường Gold sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể dưới đây cũng mang trong đó những câu chuyện và ý nghĩa sâu sắc, để lại nhiều bài học giá trị.

Và cũng bởi vậy chữ Hiếu thường được làm thành tranh treo trong nhà, bạn có thể đặt mua chữ Hiếu mạ vàng 24K nguyên chất do Phúc Tường Gold chế tác theo số điện thoại cuối website này. Sản phẩm được sử dụng làm quà tặng hoặc trưng bày trong nhà.

Giải thích ý nghĩa và nguồn gốc chữ Hiếu (孝)

Để làm rõ hơn về ý nghĩa chữ Hiếu, chúng ta sẽ quay ngược thời gian trở lại giai đoạn thời kỳ Giáp cốt văn (chữ khắc trên xương). Trong giai đoạn này chữ Hiếu (孝) tiếng Nho (chữ Hán) được tạo thành bởi 2 phần là bộ Duật-肀 ở trên  và chữ Tử-子(có nghĩa là con cái) ở dưới.

Chữ hiếu bên trái là hình chữ giáp cốt văn khi khai sinh chữ, bên phải là chữ Hiếu hiện đại ngày nay - phuctuonggold-com
Chữ hiếu bên trái là hình chữ giáp cốt văn khi khai sinh chữ (thể hiện hình tượng người con cõng trên lưng người cha), bên phải là chữ Hiếu hiện đại ngày nay

Khi nhìn kỹ vào hình ảnh, chúng ta thấy Hình phía trên bên trái giống với khung cảnh người con đang nâng đỡ (cõng) một người lớn tuổi hơn (cha, ông bà…). Thể hiện ý nghĩa khi cha mẹ đã già, con cái trưởng thành tự đứng trên đôi chân của mình cần phụng dưỡng cha mẹ, đội cha mẹ trên đầu giống như cách cha mẹ đã làm khi con cái còn nhỏ.

Ảnh con cõng cha lớn tuổi- Nguồn: Saostar
Ảnh con cõng cha lớn tuổi- Nguồn: Saostar

Theo dòng lịch sử hàng nghìn năm phát triển của Việt Nam, Trung Quốc và các nước Phương đông, chữ Hiếu không tách rơi văn hóa lối sống con người, và ngày nay trong nhịp sống hiện đại, chữ Hiếu lại càng được chú trọng hơn.

Từ cấu trúc chữ孝 (Hiếu) trong hình ảnh trên đây đã cho chúng ta thấy được ý nghĩa sâu xa của Hiếu (孝) khi mới bắt đầu chữ: Con cái, người bề dưới cần hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, để cha mẹ ở trên, chăm sóc và quan tâm chu đáo.

Hàm ý rộng hơn của chữ còn thể hiện ở khía cạnh phát huy, gìn giữ những chuẩn mực, nghi lễ, phong tục do cha mẹ, người bề trên để lại sau khi qua đời, nhưng không được cổ hủ và phải thay đổi theo thời đại.

Chữ Hiếu ngoài mang ý nghĩa sự biết ơn, kính trọng của bề dưới, còn thể hiện đạo nghĩa mà người bề trên đối nhân xử thế với người dưới (như con cái)- phuctuonggold-com
Chữ Hiếu ngoài mang ý nghĩa sự biết ơn, kính trọng của bề dưới, còn thể hiện đạo nghĩa mà người bề trên đối nhân xử thế với người dưới (như con cái)

Tổng thể những ý nghĩa lớn của chữ Hiếu (孝)

1, Phụng dưỡng, chăm lo cho cha mẹ, ông bà, người bề trên

Nghĩa gốc (nghĩa hẹp) của Hiếu (孝) là Phụng dưỡng, chăm lo cho mẹ, người bề trên về nhiều mặt của cuộc sống: Ăn uống, quần áo mặc, nhà ở, đời sống tinh thần vui vẻ hạnh phúc… (Xem thêm ý nghĩa chữ Phúc, Tranh chữ Phúc đẹp)

Bức tranh thư pháp chữ Hiếu tiếng Hán truyền tải giá trị phẩm hạnh, đức tính quý giá của một người - phuctuonggold-com
Bức tranh thư pháp chữ Hiếu tiếng Hán truyền tải giá trị phẩm hạnh, đức tính quý giá của một người

2, Đạo Ứng xử thể hiện ở 6 khía cạnh lớn

Nghĩa rộng của Hiếu (孝) sẽ bao gồm những ứng xử, đối nhân xử thế trong 6 khía cạnh bao gồm:

  • Quân nghĩa (đạo nghĩa của người nắm quyền, ngày nay đó là những người như Chủ tịch, giám đốc, công chức nhà nước..);
  • Hành vi của người thực hiện cần đi theo chuẩn mực văn hóa lối sống;
  • Sự nhân từ của cha mẹ;
  • Lòng hiếu thuận của con gái;
  • Sự yêu thương của anh chị;
  • Tôn kính của em.

6 Khía cạnh này thể hiện trọn vẹn ý nghĩa mở rộng của Hiếu, không gói gọn trong những chuyện gia đình, mà được áp dụng vào đời sống xã hội, công việc (quản lý đất nước, ứng xử tại công ty-doanh nghiệp).

3, Kính trọng; Đức tính tốt đẹp

Kính trọng người thân và những người xung quanh trong nhiều môi trường hoàn cảnh sống. Được xem như một đức tính tốt đẹp con người cần có (Xem thêm ý nghĩa chữ Đức trong đời sống và kinh doanh )

4, Lòng trung

Giữ được lòng Trung trong các mối quan hệ (giữa nhân viên và lãnh đạo, giữ người dưới và người trên. (Tư liệu: Trong thời kỳ trước đây, Trung được xem là giá trị chuẩn không thể thiếu của Quân thần với đất nước, nhân dân, và hàm ý chữ Trung thể hiện ý nghĩa chữ Hiếu).

5, Hoạt động văn hóa như Tang lễ, nghi thức phong thục đám tang

Chuyện hiếu (trái ngược với chuyện Hỷ). Khi một người mất đi, các con cháu và người thân tổ chức tang lễ, nghi thức theo đúng phong thục tập quán để thể hiện sự mất mát ra đi của người bề trên. Chuyện hiếu cũng ám chỉ những ý nghĩa khác như giỗ, lễ bái trước thần linh, tổ tiên…

6, Lòng hiếu thảo

Sự hiếu thảo và tình yêu của con cái với cha mẹ, gia đình.

7, Hành vi tốt đẹp trong đối đã với cha mẹ, người bề trên

Những hành vi tốt đẹp mà con cái làm cho cha mẹ, người bề trên: Hy sinh miếng ăn, cái mặc chỗ ở, chịu thiệt thòi trong lời nói, không cãi lại cha mẹ, ông bà…

Chữ hiếu thể hiện ý nghĩa về những hành vi tốt đẹp mà con cái làm cho cha mẹ - phuctuonggold-com
Chữ hiếu thể hiện ý nghĩa về những hành vi tốt đẹp mà con cái làm cho cha mẹ

Những bức tranh thư pháp thể hiện ý nghĩa chữ Hiếu đẹp

Những tác phẩm tranh chữ Hiếu (孝) ghi dấu lại suy nghĩ, tình cảm chân thành, sâu sắc mà con cái (hay người bề dưới) muối gửi gắm và dành tặng cha mẹ, ông bà, là cách thể hiện tinh tế, giàu cảm xúc những điều muốn nói nhưng chưa thể cắt nghĩa hết thành lời giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Hãy để Phúc Tường Gold gửi đến bạn các tác phẩm tranh làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc của chữ Hiếu, mỗi bức tranh là một câu chuyện giúp bạn gửi gắm tình cảm, suy nghĩ của mình tới người thân, cha mẹ, ông bà. Ngoài các tác phẩm này, bạn cũng có thể đặt tranh chữ Hiếu thiết kế riêng theo yêu cầu, mời bạn liên hệ số điện thoại cuối website này để được tư vấn chu đáo những chi tiết thiết kế.

Bức tranh chữ Hiếu thư pháp tiếng Hán gửi gắm sự kính trọng của con cái với cha mẹ - phuctuonggold-com
Bức tranh chữ Hiếu thư pháp tiếng Hán gửi gắm sự kính trọng của con cái với cha mẹ
Tranh chữ Hiếu thư pháp tiếng Hán giúp người tặng bày tỏ đức tính cao quý hướng đến cha mẹ, ông bà - phuctuonggold-com
Tranh chữ Hiếu thư pháp tiếng Hán giúp người tặng bày tỏ đức tính cao quý hướng đến cha mẹ, ông bà
Tranh thư pháp chữ Hiếu tiếng Hán mang ý nghĩa thể hiện lòng trung - trung với đất nước, trung với người chịu ơn, với tổ chức đã mang đến những giá trị tốt đẹp - phuctuonggold-com
Tranh thư pháp chữ Hiếu tiếng Hán mang ý nghĩa thể hiện lòng trung – trung với đất nước, trung với người chịu ơn, với tổ chức đã mang đến những giá trị tốt đẹp
Tranh thư pháp chữ Hiếu tiếng Hán truyền tải thông điệp hiếu thảo cả về tinh thần và vật chất - phuctuonggold-com
Tranh thư pháp chữ Hiếu tiếng Hán truyền tải thông điệp hiếu thảo cả về tinh thần và vật chất
Tranh chữ Hiếu thư pháp tiếng Hán thể hiện đạo ứng xử của con người - phuctuonggold-com
Tranh chữ Hiếu thư pháp tiếng Hán thể hiện đạo ứng xử của con người
Tranh thư pháp chữ Hiếu biểu đạt truyền thống gia đình tốt đẹp - phuctuonggold-com
Tranh thư pháp chữ Hiếu biểu đạt truyền thống gia đình tốt đẹp

Với cách thể hiện ý nghĩa của chữ Hiếu (孝) chú trọng đến cảm xúc và ý nghĩ sâu sắc. Các tác phẩm tranh của Phúc Tường Gold là những điểm sáng trong cuộc sống hiện đại nhiều bộn bề, lo toan, giúp chúng ta gửi gắm tình cảm yêu thương, sự quý trọng một cách thiêng liêng với công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, người bề trên.

Những tác phẩm tranh được mạ vàng 24K nguyên chất và sử dụng kỹ thuật chế tác tinh xảo, tạo nên các đường nét chắc chắn, bền bỉ theo thời gian, giống như tình cảm bền chặt, sâu sắc của các thành viên trong gia đình và của con cái dành tặng cha mẹ, ông bà.

Tư tưởng Triết học của Khổng tử bàn về chữ Hiếu

Ý nghĩa chuẩn của chữ Hiếu đã được Phúc Tường Gold làm rõ trên đây, nhưng để hiểu toàn diện hơn, chúng ta sẽ cùng xem trong tư tưởng Triết học của Khổng tử bàn về ý nghĩa của chữ Hiếu như thế nào.

Những triết lý của Khổng tử có ảnh hưởng sâu rộng trong cả lịch sử và hiện đại, không những Châu Á mà cả Phương Tây cũng tham vấn và học hỏi tư tưởng của ông.

Tại Việt Nam triết lý của Khổng Tử cũng có tác động tới văn hóa và lối sống, đặc biệt những quan điểm Nho giáo có ý nghĩa sâu sắc trong việc hướng con người đến Chân thiện mỹ, những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Vậy chữ Hiếu dưới góc nhìn của Khổng Tử đã thể hiện đạo đức và chân thiện mỹ như thế nào, Phúc Tường Gold mời bạn cùng đón xem. Nếu bạn muốn đặt mua Tranh chữ Hiếu (孝) tiếng Việt hoặc chữ Hán mạ vàng 24K nguyên chất, bạn có thể liên hệ với thương hiệu theo số điện thoại cuối website này.

Khi liên hệ, các nghệ nhân của chúng tôi sẽ tư vấn chu đáo về các chi tiết trên bản thiết kế, cũng như bản chế tác mạ vàng 24K, để bảo đảm sau khi sản phẩm hoàn thành không những mang đậm ý nghĩa của chữ Hiếu (孝), mà còn mang theo tư tưởng và dấu ấn của riêng bạn gửi gắm vào trong tranh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đạt mua những chữ khác thể hiện ý nghĩa liên quan đạo hiếu như chữ Cha mẹ, chữ Gia đình, chữ Đức, chữ Tâm,…

Quá trình tiến triển của chữ Hiếu, bắt đầu từ hình tượng người con cõng người cha (ông) - phuctuonggold-com
Hình ảnh thể hiện quá trình phát triển của chữ Hiếu. Hình tượng đầu tiên bên trái cho thấy người con trai cõng Cha, ông (hay còn gọi là Lão tử) trên lưng.

Trong giai đoạn thời kỳ tư tưởng của Khổng tử, chữ Hiếu được bàn luận một cách chi tiết và có hệ thống, ý nghĩa của chữ được làm rõ hơn so với những giai đoạn lịch sử trước đó,

Điều này cũng có nghĩa là trước thời kỳ của Khổng tử con người vẫn chưa chú trọng đến hiếu đạo, chưa trở thành quy tắc hay chuẩn mực trong đối nhân xử thế. Triết lý của Khổng tử đã chỉ ra Hiếu là gì, làm thế nào để đạt được hiếu đạo, ông bàn luận và phân tích sâu sắc về Hiếu.

Khi luận về Hiếu, Khổng tử có 4 phần trong một chương (Luận Ngữ). Dưới đây, Phúc Tường Gold đã dày công nghiên cứu tư liệu của Khổng tử để lại, và làm rõ các quan điểm về Hiếu của ông để lại cho người đời sau.

1, Hiếu (Hiếu đạo) là cung cấp những điều kiện vật chất tối thiểu

Việc phụng dưỡng cha mẹ chu đáo về cơm ăn, áo mặc, nhà ở, phương tiện đi lại là các điều cơ bản nhất của lòng hiếu thảo. Nhưng trong quan điểm của Khổng tử, ông nói ít về những điều trên, ông cho rằng những giá trị đó là một phẩn nhỏ trong Hiếu, là điều lẽ dĩ nhiên mà người con cháu cần làm tốt với cha mẹ, người bề trên.

Có lẽ cũng bởi vì đó là những điều tất yếu, nên Khổng Tử bàn ít về các điều kiện vật chất trong sự hiếu thảo, quan điểm của ông đối với Hiếu có yêu cầu cao hơn.

Khổng tử giải thích ý nghĩa của Hiếu sâu xa, không dừng lại ở cung cấp cơm ăn, áo mặc, nhà ở, mà còn là niềm vui, hạnh phúc và nhiều giá trị khác mới cắt nghĩa đủ về Hiếu - phuctuonggold-com
Khổng tử giải thích ý nghĩa của Hiếu sâu xa, không dừng lại ở cung cấp cơm ăn, áo mặc, nhà ở, mà còn là niềm vui, hạnh phúc và nhiều giá trị khác mới cắt nghĩa đủ về Hiếu

2, Hiếu là mang lại hạnh phúc cho cha mẹ

Làm cho cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc là hình thái của Hiếu cao hơn hẳn so với mức độ cung cấp thực phẩm, áo mặc, nhà ở. Hiếu đạo bắt buộc phải được chú trọng hết mức.

Khổng tử nói nếu chỉ nuôi sống cha mẹ thì chưa được tính là Hiếu. Đối với “chó, ngựa” trong nhà, người ta cũng có thể nuôi sống. Luận ngữ của Khổng tử có câu “Nếu không kính trọng, vậy cần gì bận tâm”.

Trong câu nói trên của Khổng tử cho chúng ta thấy, nếu Hiếu đạo với cha mẹ chỉ là nuôi sống, vậy có khác gì so với nuôi “chó, ngựa” trong nhà.

Mang đến thực phẩm, đồ ăn ngon, quần áo đẹp, nhà ở cao sang là một chuyện. Người giữ hiếu đạo còn phải nghiêm túc, cung kính, tôn trọng và mang đến sự vui vẻ và hạnh phúc cho cha mẹ, người bề trên trong nhà.

Khi Tử Hạ (Bốc Thương- một học trò có tài trong Khổng môn) hỏi về Hiếu, Khổng tử nói “Sắc nan”, có nghĩa là đối với cha mẹ giữ được sắc mặt đúng đắn là một việc làm khó khăn, không dễ dàng, nhưng Sắc mặt chính là điều ông muốn đề cập đến,

Điều đó ngụ ý, người làm con trước mặt cha mẹ phải giữ được sự vui tươi, hài lòng và mãn nguyện có như vậy người bề trên mới thấy được ý nghĩa và giá trị trong hành vi đối ứng của con cái.

Người làm con không thể lạnh nhạt, cãi lại mà phải chú ý đến suy nghĩ cảm xúc của cha mẹ. Hiếu không chỉ là cung cấp thực phẩm nuôi sống, hình thái cao hơn của nó là mang lại cảm xúc hạnh phúc cho cha mẹ. (Xem thêm về ý nghĩa chữ Phúc trong Hạnh phúc tại đây).

Hiếu đạo có những chuẩn mực và lễ nghi để thể hiện sự trang trọng, uy nghiêm của Hiếu - phuctuonggold-com
Hiếu đạo có những chuẩn mực và lễ nghi để thể hiện sự trang trọng, uy nghiêm của Hiếu

 

3, Hiếu đạo cần giữ đúng lễ nghi (nghi thức)

Khi Mạnh Ý Tử hỏi về “Hiếu”, Khổng tử nói “Không được vi phạm” (nguyên văn là Vô Vi).

Tư liệu: Mạnh Ý Tử là người làm Quan cao của nước Lỗ thời bấy giờ.

Câu nói “Vô vi” của khổng tử có hàm ý, khi thực hiện hay làm những việc gì cho cha mẹ, sống cạnh cha mẹ không được vi phạm những lễ nghi (lễ chế). Một cách cụ thể hơn, giữ đúng Lễ nghi của hiếu đạo có thể bao gồm (nhưng không giới hạn):

  • Khi cha mẹ còn sống, sẽ chuẩn bị quần áo và kiểu dáng như thế nào để phù hợp với văn hóa.
  • Phương tiện đi lại cho cha mẹ là những loại nào
  • Khi ăn cơm thì có những cách thể hiện như thế nào.
  • Lúc cha mẹ qua đời, cần được chôn cất, an táng theo đúng nghi lễ, ví dụ như Quan tài cao và dày bao nhiêu, những họa tiết trang trí trên quan tài, thể loại âm điệu được tấu trong lễ tang

Khác với Lễ nghi, thì nghi thức thể hiện mức độ văn hóa khác biệt hoàn toàn. Nghi thức nhấn mạnh vào những tiêu chuẩn hành vi ở nhiều các tầng lớp khác nhau.

Khi đối ứng với cha mẹ, người làm con cần giữ hành vi đúng mực, phù hợp các tiêu chuẩn, không vượt những chuẩn mực quy tắc. Nếu vượt quá các nghi thức và lễ nghi thì bị xem như là không giữ được hiếu đạo.

Có thể thấy trong khi thực hành Hiếu, tư tưởng của Khổng tử đã xác định những ranh giới, quy tắc và chuẩn mực mà người con không thể vượt quá, những chuẩn mực này thậm chí trở thành nghi thức có tính phổ cập trong đời sống, mỗi tầng lớp xã hội khác nhau có thể mang những nghi thức khác nhau.

Hiếu không chỉ là những suy nghĩ đơn thuần, mà được làm rõ ràng để con người ý thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ cần làm với cha mẹ hay người bề trên.

Trong quan điểm của Khổng Tử- hiếu là kế thừa ý nguyện của cha cho đủ thời gian - phuctuonggold-com
Trong quan điểm của Khổng Tử- hiếu là kế thừa ý nguyện của cha cho đủ thời gian

4, Hiếu đạo là kế thừa ý nguyện của Cha

Khổng tử nói: “Ba năm không thay đổi đạo của Cha, có thể gọi đó là Hiếu”. Hàm ý trong câu nói của ông có nghĩa là, trong thời gian 3 năm, nếu những mối quan hệ của cha vẫn được duy trì tốt đẹp, các quy tắc và chuẩn mực do cha đặt ra vẫn được giữ gìn thì được coi là có hiếu đạo, đó cũng là sự tôn kính với người cha đã khuất.

5, Hiếu là để cha mẹ được yên tâm

Mạnh Ngũ Ba hỏi về lòng Hiếu đạo, Khổng Tử nói: “Cha mẹ chỉ lo về những đau khổ, tật bệnh của con”. Điều này có nghĩa là nếu con cái tốt đẹp trong mọi mặt như: Công danh, học tập, bản tính (đạo đức) lối sống thì cha mẹ mới có thể yên tâm.

Những tật bệnh hay sự đau khổ thường là những điều con người khó kiểm soát được, có thể sẵn sàng đến bất cứ khi nào, nếu điều đó không may xảy ra với con cái mình, cha mẹ không thể nào yên tâm hay sống một cuộc đời vui vẻ.

Trong nhịp sống hiện đại, con cái thường có thói quen và cách sống độc lập, dù vậy cha mẹ vẫn luôn dõi theo để quan sát lo lắng. Ví như con trai, con gái trong nhà đi chơi khuya về muộn, cha mẹ há nào có thể không lo.

Con cái không chăm chú làm ăn, học tập để cha mẹ buồn phiền, đó đều là những điều khiến người trên lo lắng. Ra ngoài mối quan hệ xã hội không thuận hòa, bạn bè chê bai, vướng vào những tệ nạn, vòng lao lý của pháp luật cũng là những điều làm cha mẹ không thể yên tâm.

Người làm con nếu để cha mẹ luôn bất an thì sẽ không mang lại niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống cho họ, như vậy tức là chữ Hiếu chưa được làm tròn.

Trong cuộc sống, người sống đúng hiếu đạo không những đối ứng thiện lành với cha mẹ mà còn phải sống tốt cho bản thân, bảo vệ và chăm sóc cho thân thể, sức khỏe, không ngừng học hỏi, rèn luyện tu dưỡng bản thân để trở nên tốt đẹp.

Chỉ khi đó cha mẹ mới yên tâm và thôi lo lắng về con cái của mình, sống một cuộc đời an nhiên hạnh phúc.

Hiếu làm những điều tốt đẹp cho bản thân mình để cha mẹ cảm thấy yên tâm, bình an - phuctuonggold-com
Hiếu làm những điều tốt đẹp cho bản thân mình để cha mẹ cảm thấy yên tâm, bình an

6, Khổng tử không chủ trương Hiếu đạo một cách dại khờ

Cha mẹ không phải là người hoàn mỹ, họ là người bình thường và có những khuyết điểm sai lầm trong cuộc sống và trong đối ứng với con cái. Khổng tử nói: “ Khi cha mẹ răn dạy, nếu không làm theo thì phải cung kính, không được cãi lời, và càng không phạm vào những chuẩn mực”.

Câu trên của Khổng tử có nghĩa là, trong sinh hoạt lối sống, nếu cha mẹ sai, phận làm con cần lắng nghe, có thể làm hoặc không làm theo nhưng không cãi lời cha mẹ, chọn thời điểm thích hợp để thuyết phục và giải thích về những điều chưa đúng đắn của cha mẹ, cần giữ thái độ điềm đạm hài hòa. Ấy là khi hiếu đạo được giữ trọn dù cha mẹ là người có khuyết điểm và mắc lỗi sai.

7, Hiếu đạo cần phù hợp với xu thế của thời đại

Khi con người tiến bộ, văn minh xã hội dần phát triển, Hiếu đạo cũng cần thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Luận Ngữ của Khổng Tử có chép lại cuộc tranh luận giữa ông và học trò của mình là Tể Dữ (Zai Yu).

Tể Dữ cho rằng: Để hiếu đạo với cha mẹ trong 3 năm kể từ khi qua đời là quá dài, ông nói với thầy của mình 1 năm để hiếu có thể xem là đủ. Không Tử phân luận cho học trò: Con trẻ sinh ra 3 năm đầu cần cha mẹ luôn ở bên, 3 năm để tang và giữ hiếu đạo là hợp lẽ nhân tình. Ông còn mắng học trò là Nhẫn tâm, vô tâm.

Trong xã hội văn hóa cổ truyền, các nghi lễ và văn hóa về hiếu đạo được giữ nề nếp chỉn chu. Khi đến thời hiện đại, những tiêu chuẩn, quy tắc do cha mẹ đặt ra khó có thể giữ trong 3 năm, nhưng cũng không có chuyện chỉ giữ gia phong, nề nếp đó trong 1 năm, thậm chí có những dặn dò và quy tắc do cha mẹ đặt ra trước khi qua đời được truyền từ đời này sang đời khác.

Dù vậy cũng có những chuẩn mực về Hiếu sẽ thay đổi theo thời gian, ví dụ ngày nay con cái có thể đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão, thay thế cho hình thức chăm sóc tại nhà.

Tại Viện, cha mẹ thậm chí được chăm sóc với điều kiện tinh thần, vật chất tốt hơn ở nhà. Nếu giữ cha mẹ ở nhà, con cái có thể không đủ thời gian chăm chút cuộc sống, công việc. Đây là những thay đổi của thời đại đã tác động tới cách thể hiện Hiếu của con cháu.

Thực hành chữ hiếu cần phù hợp với xu thế của thời đại - phuctuonggold-com
Thực hành chữ hiếu cần phù hợp với xu thế của thời đại

Chữ Hiếu trong tiếng Hán là gì?

Chữ Hiếu trong tiếng Hán thường được Viết trên thẻ, dành tặng cha mẹ trong dịp lễ Tết, ngày Vu lan - phuctuonggold-com
Chữ Hiếu trong tiếng Hán thường được Viết trên thẻ, dành tặng cha mẹ trong dịp lễ Tết, ngày Vu lan

Chữ Hiếu trong tiếng Hán là 孝 (đọc thành – xiào), tạo bởi hai phần chính bao gồm: nửa trên là“老”(耂) – ngụ ý chỉ người cao tuổi, cha mẹ, người lớn; và nửa dưới là 子 – ngụ ý chỉ con cái, người bề dưới.

Cấu trúc trên chữ Hiếu trong tiếng Hán biểu đạt ý nghĩa: Con cái vâng lời, phụng dưỡng, đối đãi tốt với cha mẹ, ông bà, người bề trên.

Trong tiếng Hán, hàm ý trọng tâm của chữ Hiếu (孝) dựa trên sự tôn kính, quan tâm và chăm sóc với người bề trên.

Đối với văn hóa Trung Hoa, chữ Hiếu (孝) không chỉ là chữ viết thông thường, mà chứa đựng giá trị nhân văn, triết lý, tư tưởng và lối sống của người Trung cũng như người phương Đông tại nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, Việt Nam, Singapore,…

Chữ Hiếu (孝) trong tiếng Hán có hai ý nghĩa lớn bao gồm:

  • Phụng dưỡng, nghe lời, đối đãi tốt với cha mẹ
  • Lễ nghi, phong tục mà người thế hệ sau duy trì sau khi tiền bối qua đời (chỉ cha mẹ, ông bà,…).

Ngoài ra, trong tiếng Hán, chữ Hiếu còn có thêm ý nghĩa khác: Để tang (hiếu phục).

Cách viết chữ Hiếu trong tiếng Hán

Trong tiếng Hán, chữ Hiếu (孝) được viết với những nét không quá cầu kỳ hay phức tạp, số lượng nét ít. Chữ Hiếu tiếng Hán chuẩn được hoàn thành trong 7 bước.

Hình ảnh và Video dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc viết chữ Hiếu (孝) tiếng Hán.

Cách viết chữ Hiếu trong tiếng Hán - phuctuonggold-com
Cách viết chữ Hiếu trong tiếng Hán. Các bước thực hiện từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; nét màu đỏ là nét viết trong mỗi bước

 

Những câu chuyện ý nghĩa đề cao tinh thần hiếu đạo

Nhà Vua Dâng roi để mẹ đánh và sự hiếu thảo

Vua Tự Đức là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất trong thời kỳ lịch sử triều đại nhà Nguyễn, ông sinh năm 1829, băng hà năm 1883, số thời gian ông làm vua là 36 năm. Trong suốt những năm này, chuyện triều chính và hiếu đạo với phụ mẫu luôn được ông đặt lên hàng đầu, không khi nào lơi là.

Chuyện kể rằng, trong lần đến bìa rừng ngự săn, do trời mưa lớn Vua chưa thể về Cung, trong khi chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày hiếu của vua Thiệu Trị. Thái Hậu Đức Từ Dụ (mẹ vua Tự Đức) bèn sai quan thần đi tìm. Khi về đến cung, biết mình làm chưa tròn việc, Vua tự mình đến cung thái hậu xin chịu tội, ông dâng roi rồi nằm xuống mong được mẹ dạy bảo.

Đức Từ Dụ im lặng nghe vua nói hết, không cầm roi mà hất ra rồi nói “Thôi, tha cho”. Thái Hậu dặn Vua ban thưởng cho quan thần vì khiến họ vất vả đi tìm kiếm.

Câu chuyện dù thể hiện hành động nhỏ trong sinh hoạt đời sống, nhưng cho thấy tầm nghĩ lớn của vua Tự Đức, ông cho rằng Hiếu đạo có thể dùng để trị Thiên Hạ, mà để có được hiếu đạo thì cần bắt đầu từ bề thân (thân Phụ, thân Mẫu). Điều đó càng làm rõ ý nghĩa Hiếu gắn liền với đạo nghĩa quân thần, là gốc gác để quản lý, trị vì đất nước.

Tranh chữ “Cha Mẹ” mạ vàng 24K – CM01 1
Tranh chữ Cha mẹ thể hiện ý nghĩa của Hiếu. Tranh chữ “Cha Mẹ” mạ vàng 24K – CM01 (nhấn vào hình để xem sản phẩm)

Vì hiếu đạo từ bỏ tước vị, quyền cao chức trọng để đi tìm mẹ

Chu Thọ Xương là người gốc Thiên Trường thời nhà Tống (Trung Hoa). Khi ông lên 7 tuổi, mẹ ruột ông là Lưu Thị bị vợ cả của cha đố ký, phải tái hôn với người đàn ông khác, trong suốt 50 năm sau đó bặt vô âm tín, cả hai mẹ con không có thông tin của nhau.

Chu Thọ Xương khi trưởng thành làm quan trong triều đình, ông viết Kinh Kim Cương và không ngừng đi khắp nơi tìm kiếm mẹ ruột của mình. Khi có được manh mối về mẹ, ông nhất quyết từ bỏ quan vị, đến Thiểm Tây tìm mẹ của mình, ông thề rằng nếu không thể thấy mẹ sẽ không bao giờ trở lại.

Cuối cùng ông đã đạt được ý nguyện, không những ông tìm được mẹ mà có thêm hai người em trai ở Thiểm Châu. Cả gia đình đoàn tụ, khi này bà đã 70 tuổi, Hoàng đế thấy vậy chúc mừng gia đình nhà Chu Thọ Xương.

Chữ Hiếu (孝) không những thể hiện nhân phẩm tốt đẹp của con người, mà còn là nghệ thuật đối nhân xử thế, dùng để trị Quốc (đất nước). Ngày nay chữ Hiếu ngoài việc tặng trực tiếp cho cha mẹ mình, có thể ứng dụng trong giao tiếp làm ăn, tạo mối quan hệ với đối tác thông qua các tác phẩm tranh nghệ thuật.

Tranh chữ Hiếu với ý nghĩa thể hiện sự biết ơn, kính trọng với đấng sinh thành, khi đối tác nhận tranh có thể tặng lại cho cha mẹ, hoặc người bề trên. Liên hệ với Phúc Tường Gold để đặt tranh theo số điện thoại cuối website này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
-->