Rắn, với hình dáng dẻo dai và đa dạng màu sắc, là một linh vật đặc trưng và đầy huyền bí trong thế giới động vật. Trong một số văn hóa, rắn được coi là biểu tượng của sự thông minh, quyền năng và sáng tạo, chúng thậm chí còn được tôn thờ như những vị thần. Chính vì vậy, đây là một linh vật đáng kinh ngạc và còn nhiều điều thú vị để khám phá. Qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa của linh vật này và cách bài trí, sử dụng tượng rắn sao cho phát huy được sức mạnh phong thủy một cách tốt nhất.

Tượng rắn phong thủy mạ vàng 24k – TR02 là biểu tượng của trí tuệ, sự thông minh, giàu có và quyền lực  - phuctuonggold-com
Tượng rắn phong thủy mạ vàng 24k – TR02 là biểu tượng của trí tuệ, sự thông minh, giàu có và quyền lực (nhấn lên hình ảnh để xem sản phẩm)

I. Ý nghĩa linh vật Rắn tượng trưng cho điều gì?

Năm 2025 là năm Ất Tỵ ở Việt Nam, linh vật Rắn là biểu tượng cho năm nay. Rắn giống như con người, cũng đã trải qua thử thách của kỷ băng hà trên trái đất. Hình tượng Rắn có vị thế và bí ẩn riêng trong thế giới rộng lớn của muôn loài. Rắn được con người tôn sùng, kính nể.

Linh vật này có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa tín ngưỡng của con người, hình tượng về rắn đã phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm lịch sử của nhân loại. Rắn được suy tôn là Thần, có tầm quan trọng đặc biệt trong Phật Giáo. Rắn được giới khoa học xem trọng, nhất là giới khoa học trong ngành Y. Đối với các nhà văn học, huyền học, pháp sư… trong nước và quốc tế, loài rắn có nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Để hiểu rõ nguyên do nào đã đưa hình tượng của Rắn trở nên sâu sắc như vậy trong văn hóa cũng như đời sống thực tiễn của con người, dưới đây Phúc Tường Gold sẽ cùng quý bạn đọc và khách hàng tìm hiểu về ý nghĩa tượng trưng của rắn trong văn hóa tín ngưỡng của con người cũng như phong thủy.

Rắn mang ý nghĩa biểu tượng là Vật tổ. Tượng rắn phong thủy mạ vàng 24k – TR02 - phuctuonggold-com
Rắn mang ý nghĩa biểu tượng là Vật tổ. Tượng rắn phong thủy mạ vàng 24k – TR02 (nhấn lên hình ảnh để xem sản phẩm)

7 Ý nghĩa tượng trưng lớn của linh vật Rắn:

1, Vật tổ (Đồ đằng Tiên tổ)

Rắn là thánh vật linh thiêng được ca ngợi, tôn thờ từ xa xưa cho đến hiện đại ngày nay. Tương truyền Rồng là sự hóa thân của vật tổ Rắn, hình tượng về con rồng sớm nhất bắt nguồn một linh vật rắn thân hình to lớn (mãng xà). Chữ long (龙) trong tiếng Hán được khắc trên các chứng tích Giáp cốt văn, Kim văn cũng khởi nguồn từ tên gọi của Rắn (蛇), vì vậy chúng ta thấy chữ long (龙) có những nét tương đồng và là một phần của chữ 蛇 (Rắn). Trong tín niệm người xưa, Hình tượng Nữ Oa và Phục Hy trong ‘Hoàng Thổ Tác Nhân” đều là những vị thần có hình tượng thân rắn, đầu người.

Rắn được coi là Đồ Đằng Tiên Tổ - phuctuonggold-com
Rắn được coi là Đồ Đằng Tiên Tổ

Trong cuốn cổ thư Thập Di Ký có đoạn chép “Vị thần thân rắn là Hy Hoàng (Phục Hy). Cũng theo chuyên chú của Quách Phác về Sơn Hải Kinh có đoạn: “Nữ Oa là nữ thần, thân rắn mặt người, biến hóa 70 lần mỗi ngày”. Trong nhiều tác phẩm được khắc họa trên đá cũng như tranh thường thấy hình tượng Phục Hy và Nữ Oa mặt người, đuôi rắn cuốn nhau.

Nhiều điểm nhấn hơn nữa về hình tượng Rắn là trong thần thoại và truyền thuyết cổ xưa, nhiều “vị thần” cũng có đầu người và thân rắn. Văn Nhất Đa đã từng liệt kê danh sách tổng hợp các vị thần có mặt người và thân rắn được tìm thấy trong Sơn Hải Kinh. Ông chỉ ra rằng Phục Hy là thủ lĩnh thị tộc của Vật tổ Xà (Rắn), cai quản long thị như: Trường long thị, Tiềm long thị, Thượng long thị, Thủy long thị, cũng là thần của các long xà. Sơn Hải Kinh còn xuất hiện những vị thần tinh thông mang mình rắn như: Tương Dao, Cung Công, Nhị Phụ…

Tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước Châu Á, hình ảnh rắn thường xuyên xuất hiện trong đời sống, con người gặp rắn là điều dễ thấy. Với bản lĩnh và sự thần bí của rắn, người dân từ xa xưa đã hình thành tâm thức văn hóa kính nể, thờ phụng rắn.

Rắn là biểu tượng của sự thần bí - phuctuonggold-com
Rắn là biểu tượng của sự thần bí

Họ tin rằng tộc người của mình có những kỳ duyên với rắn nên coi rắn là biểu tượng vật tổ. Ở Việt Nam, rắn có vị thế và ý nghĩa linh thiêng:

  • Rồng thời Lý được nhiều nhà khoa học, chuyên gia văn hóa cho rằng phần thân mình là cách điệu từ rắn thần Naga. Các tư liệu nghiên cứu chỉ ra, rồng thời Lý được xếp vào nhóm rồng đẹp nhất của nước ta, trong đó hình tượng rắn được khắc họa rõ nét trên thân mình rồng Lý.
  • Bà con dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận (Việt Nam) thờ thần rắn Naga đại diện cho sức mạnh
  • Dọc theo các con sông nổi tiếng của Việt nam như Sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu có đến khoảng 316 ngôi đền thờ rắn.
  • Tỉnh Nghệ An được biết đến là địa danh có nhiều đền thờ rắn, đặc biệt tại huyện Diễn Châu, Yên Thành.

Ý nghĩa lớn đầu tiên về Rắn là tượng trưng cho Vật tổ

2, Sức mạnh và là Hộ thần bảo vệ quyền lực của quý tộc, hoàng gia

Ở Ai Cập cổ đại, rắn là loài vật tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia.

Vương miện trên đầu của tất cả các Pharaoh mà chúng ta thấy đều rất đặc biệt. Đây là một món đồ được trang trí tương tự như chiếc cổ banh ngang của rắn hổ mang khi chúng tấn công hay phòng vệ; và cây trượng của pharaoh luôn có một con rắn quấn trên đó.

Biểu tượng rắn trên vương miện các vị Pharaoh - phuctuonggold-com
Biểu tượng rắn trên vương miện các vị Pharaoh

Bởi ở Ai Cập, con rắn tượng trưng cho trí tuệ của vua Solomon, còn thần rắn hổ mang là vị thần bảo vệ các vị vua Ai Cập cổ đại. Chiếc đầu hình tam giác phình ra của rắn hổ mang được gắn một cách uy nghi trên vương miện, trở thành biểu tượng của quyền lực cao nhất.

Tiết thứ 1146 của Kim Tự tháp Văn ca ngợi rắn: “ Ta đến từ dòng chảy thái cổ (cổ xưa) được bao quanh bởi biển nước bao la mênh mông. Khí chất vạn vật đều được trao tặng cho ta, bề dày rộng lớn từ thiên thư cổ đại cho đến nay đều được ghi dấu bởi ta. Có người sau khi khảo chứng đã chỉ ra rằng Tượng Nhân Sư (Ai Cập) kỳ thực là tượng đài mặt người thân rắn, bởi vì người ta đã phát hiện ra một khe hẻm ẩn dấu phía sau Tượng đài Nhân sư, trong đó có chứa những mảnh vỡ tương tự như Xà Văn.

Người Maya cổ đại bí ẩn tôn thờ thần rắn có cánh- “Kukulkan”. Họ đã xây dựng một ngôi đền kim tự tháp tráng lệ bên cạnh giếng thánh thiêng liêng của bán đảo Yucatán ở Nam Mỹ. Các vị vua và tù trưởng (thủ lĩnh bộ lạc) thường xuyên đến đây để thờ cúng.

3, Trí tuệ và tạo nên sự giàu có

Rắn mang ý nghĩa là biểu tượng của trí tuệ, tạo nên quyền lực và sự giàu có vĩ đại - phuctuonggold-com
Rắn mang ý nghĩa là biểu tượng của trí tuệ, tạo nên quyền lực và sự giàu có vĩ đại

Không phải mọi sự liên tưởng về Rắn đều đáng sợ. Ở Nam Á và Nam Mỹ, rắn được coi là vị thần của nước, thần của sự sáng tạo và thần của sự giàu có. Trong thần thoại Hindu những con rắn hổ mang đeo kính chính là hiện thân của thần nước, giàu có và sinh sôi. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy hình tượng rắn này ở nhiều tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ trên đồng, đá. Trong thần thoại Hindu, thân rắn khổng lồ bị thần và ác quỷ phân tách thành 2 phần, tượng trưng cho sự cân bằng của những thế lực đối lập: Giàu có và nghèo đói, Thiện và các, sáng tạo và hủy diệt.

Thân, đầu rắn được tách biểu thị cho hai mặt tối sáng, thiện ác... -phuctuonggold-com
Thân, đầu rắn được tách biểu thị cho hai mặt tối sáng, thiện ác…

Thật trùng hợp, trong thần hệ của nền văn minh Maya cổ đại ở Nam Mỹ đã biến mất một cách bí ẩn, vị thần chủ hóa ra là một con rắn. Tuy nhiên, không giống như thần rắn ở Nam Á, vị thần chủ này phụ trách mưa gió, nông nghiệp và văn hóa, là một con rắn đuôi chuông.

Người Maya và người Astec sau này của họ (900-1521) đã không tiếc công sức biểu đạt hình tượng vị thần rắn trong các đền thờ kim tự tháp, tranh tường, chạm khắc và chữ tượng hình, thể hiện sự tôn thờ, sùng bái, cầu mong thời tiết mưa thuận gió hòa, dân giàu nước mạnh.

4, Cám dỗ dục vọng

Tại nhiều quốc gia Âu Mỹ (không phải tuyệt đại đa), rắn mang hình tượng biểu trưng cho sự cám dỗ, điều không tốt lành. Một cơ sở để minh chứng cho điều đó được chú trong Sáng Thế (Kinh Thánh), Rắn đã dụ dỗ Eva ăn trái cấm, Adam cũng chịu những hệ lụy. Hai người đã bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng, nhân loại mất đi ngôi nhà sung túc, màu mỡ và bắt đầu hành trình đầy đau khổ.

Rắn có sức mạnh cám dỗ, đã khiến Eva ăn trái cấm trong Vườn địa đàng - phuctuonggold-com
Rắn có sức mạnh cám dỗ, đã khiến Eva ăn trái cấm trong Vườn địa đàng

Medusa là một nữ quái vật nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp. Cô vốn là một cô gái xinh đẹp. Vì xúc phạm đến nữ thần trí tuệ Athena nên mái tóc của cô biến thành vô số con rắn độc. Cô trở thành một con quỷ mà bất kỳ ai chỉ cần nhìn thấy đều sẽ hóa đá, đây gọi là “sự cám dỗ chết người”. May mắn thay, cuối cùng cô đã được người anh hùng Perseus khai tử.

Trong nhiều tác phẩm phim cổ trang, rắn cũng được một số tác giả xây dựng thể hiện sự quyến rũ, gây hại cho sinh linh dân chúng. Đây được coi là mặt trái ẩn trong hình tượng rắn. Song lại chính là thước đo phản ánh sự cám dỗ trong mỗi người, nếu có thể vượt qua, ánh sáng nhất định đang chiếu rọi.

5, Biểu tượng của Phát triển, tái sinh, trường thọ

Rắn mang ý nghĩa của sự trường thọ và tái sinh, phát triển - phuctuonggold-com
Rắn mang ý nghĩa của sự trường thọ và tái sinh, phát triển

Rắn là một trong thập nhị – 12 con giáp của Việt Nam cũng như nhiều nước phương Đông, đại diện cho thông tuệ, sáng suốt, chấp nhận bỏ đi cái cũ để hướng tới sự đổi thay, trường tồn. Trong đời sống tự nhiên, rắn lột da khoảng 4-8 lần mỗi năm để có bộ da mới phù hợp với kích thước phát triển của thân hình, đồng thời loại bỏ ký sinh gây hại.

Dù quá trình lột da đau đớn, song với cơ chế tự nhiên, rắn có thể sống từ 10 đến 20 năm. Trong tín ngưỡng văn hóa, quá trình thay đổi của rắn biểu thị cho sự tái sinh, đổi mới và trường thọ. Bởi vậy đối với người không e ngại rắn, tặng họ một bức tượng rắn ngụ ý chúc họ thành công, phát triển, khỏe mạnh.

Người Vedda ở bờ biển Tây Phi tin rằng rắn là vị thánh bảo hộ cho sinh sản và hạnh phúc. Những người đàn ông và phụ nữ tín thờ thường đến các đền rắn để cầu mong những điều bình an. Người Ấn độ cũng tín thờ rắn ở nhiều nơi trên đất nước, rắn không chỉ được thờ trong những ngôi đền mà còn ở giếng thiêng; người bệnh, người nghèo, người tuyệt vọng mất niềm tin vào cuộc sống thường đến bên cạnh giếng thiêng để cầu an. Đặc biệt là phụ nữ, họ tin rằng rắn hổ mang là “thần của sự sống”, nếu quỳ lạy rắn hổ mang kính mắt thì có thể sinh con.

Rắn tượng trưng cho sự phát triển, tái sinh và thọ mệnh dài lâu.

6, Đại diện cho sinh tử

Rắn mang ý nghĩa đối lập của sinh tử - phuctuonggold-com
Rắn mang ý nghĩa đối lập của sinh tử. Hàm ý giúp củng cố khát vọng và tinh thần hướng đến những giá trị cao đẹp của con người

Rắn có mối liên hệ chặt chẽ với sinh tử là điều dễ nhận ra. Nữ hoàng Cleopatra từng khiến Hoàng đế Julius Caesar và vị tướng anh tài Antony của Đế chế La Mã phải xiêu lòng trước trí tuệ và vẻ đẹp vô song của bà. Cái chết của bà được nhiều tư liệu văn học, truyền thuyết cho rằng có liên quan đến rắn khiến hậu bối đời sau tiếc nuối.

Trong tác phẩm điện ảnh Tam Quốc Diễn Nghĩa có chi tiết Tào xung bị người anh Tào phi thả rắn cắn và đầu độc mà qua đời, khiến người cha Tào Tháo tiếc thương cho mệnh kiếp con trai mình. Tào Xung tuổi nhỏ nhưng sáng dạ, thông minh hơn các anh nên được cha yêu quý, dành nhiều đặc ân.

Truyền thuyết con rắn trong Y học cũng có mối tương quan mật thiết với ý nghĩa sự sống và cái chết. Vua Esculape được biết đến là người giỏi y dược, trên hành trình tới thăm người bạn, ông gặp một con rắn nên đã dùng gậy gạt nó đi, không ngờ con rắn bò lên và quấn vào cây gậy của ngài, nhưng ông vẫn kịp giết con rắn đó.

Trước khi rời đi, hoàng đế Esculape thấy một con rắn khắc trên miệng ngập một cây thảo dược mang đến cứu sống con rắn vừa bị đánh. Thấy vậy, Esculape về sau không ngừng tìm kiếm thảo dược để cứu sống mệnh người.

Hình tượng con rắn cuốn trên cây gậy trở thành biểu tượng của ngành Y Việt Nam và hế giới cũng xuất phát từ tích truyền đó. Con rắn được cho là gắn liền với sự sống và cái chết.

7, Biểu tượng của Nghệ thuật mới

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một “Phong trào nghệ thuật mới” đã được phát động ở Âu Mỹ. Hiệu ứng màu sắc sang trọng và lộng lẫy, cách thể hiện tinh tế, những đường cong năng động và kỹ thuật trang trí mới lạ đã mê hoặc nhiều người. Nghệ sĩ thủy tinh người Pháp Lalique đã thành công trong việc tạo ra một vật trang trí bằng thủy tinh hình con rắn trong phong trào này.

Rắn mang tính biểu tượng cho văn hóa và nghệ thuật mới - phuctuonggold-com
Rắn mang tính biểu tượng cho văn hóa và nghệ thuật mới

Thân rắn cong màu xanh ngọc lục bảo thể hiện vẻ đẹp tròn trịa của họa tiết arabesque đang thịnh hành thời bấy giờ. Ngoài đồ trang trí, nhiều người trên khắp thế giới cũng chuyển thể hình tượng rắn trên nhiều đồ dùng thiết yếu hàng ngày: Philippines có heo đất hình con rắn, Pakistan có đèn hình con rắn, Sri Lanka có mặt nạ hình con rắn, Tanzania có bộ đồ ăn hình con rắn, Nhật Bản có Chuông gốm hình con rắn… Về đồ chơi thì có vô số loại khác. Ngoài ra, có nhiều con tem in hình con rắn đã được phát hành trên khắp thế giới, chúng thực sự đầy màu sắc và rực rỡ.

Một vật phẩm gốm sứ hình rắn - phuctuonggold-com
Một vật phẩm gốm sứ hình rắn

II. Tượng rắn phong thủy đẹp

Những bức tượng rắn phong thủy đẹp, sang trọng truyền tải thông điệp về sự may mắn tốt lành, mang đến phú quý tài lộc và bảo vệ che chở chủ nhân tránh khỏi tai ương, rủi xui.

Bức tượng rắn phong thủy mạ vàng 24K - Chiêu tài, phú quý thể hiện đường nét mặt rắn vui tươi, hạnh phúc viên mãn - phuctuonggold-com
Bức tượng rắn phong thủy mạ vàng 24K – Chiêu tài, phú quý thể hiện đường nét mặt rắn vui tươi, hạnh phúc viên mãn
Tượng rắn phong thủy đội vương miện cùng chữ Phúc, núi vàng núi bạc - phuctuonggold-com
Tượng rắn phong thủy đội vương miện cùng chữ Phúc, núi vàng núi bạc
Tượng rắn phong thủy mạ vàng 24K đội vương miện biểu tượng cho quyền lực, mang đến tài phú, sang giàu cho chủ nhân - phuctuonggold-com
Tượng rắn phong thủy mạ vàng 24K đội vương miện biểu tượng cho quyền lực, mang đến tài phú, sang giàu cho chủ nhân
Tượng rắn vàng phong thủy giúp chủ nhân tránh khỏi xui rủi, xua đuổi tà khí, mang đến bình an - phuctuonggold-com
Tượng rắn vàng phong thủy giúp chủ nhân tránh khỏi xui rủi, xua đuổi tà khí, mang đến bình an
Tượng rắn phong thủy được chế tác tinh xảo là sự kết hợp giữa tiền ngũ đế cùng nén vàng. Thân mình và cổ rắn được khắc họa rõ nét biểu thị cho tinh thần vươn lên, sẵn sàng thay đổi hướng đến sự phát triển - phuctuonggold-com
Tượng rắn phong thủy được chế tác tinh xảo là sự kết hợp giữa tiền ngũ đế cùng nén vàng. Thân mình và cổ rắn được khắc họa rõ nét biểu thị cho tinh thần vươn lên, sẵn sàng thay đổi hướng đến sự phát triển
Tượng rắn phong thủy ôm cuộn nén vàng, tượng trưng cho vị thần canh giữ, bảo vệ vận mệnh tài lộc của chủ nhân, tránh bị kẻ gian chiếm dụng - phuctuonggold-com
Tượng rắn phong thủy ôm cuộn nén vàng, tượng trưng cho vị thần canh giữ, bảo vệ vận mệnh tài lộc của chủ nhân, tránh bị kẻ gian chiếm dụng
Tượng rắn kết hợp cùng Long quy mang ý nghĩa của sang giàu phú quý và trường thọ. Gia tăng sức mạnh cho chủ nhân khi trưng bày trên bàn làm việc, phòng khách - phuctuonggold-com
Tượng rắn kết hợp cùng Long quy mang ý nghĩa của sang giàu phú quý và trường thọ. Gia tăng sức mạnh cho chủ nhân khi trưng bày trên bàn làm việc, phòng khách
Tượng rắn Phú quý chiêu tài mang đến sự bình an, vui tươi và hạnh phúc cho người sở hữu - phuctuonggold-com
Tượng rắn Phú quý chiêu tài mang đến sự bình an, vui tươi và hạnh phúc cho người sở hữu. Thế rắn oai nghi, vững vàng mang đến niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống và công việc của chủ nhân. Câu đề chân đế sử dụng chữ Hán mang ý nghĩa “Phú quý chiêu tài” (富贵招财). Quý khách hàng đặt tượng rắn mạ vàng 24K có thể giữ nguyên chữ Hán hoặc đổi thành tiếng Việt. Mời liên hệ với Phúc Tường Gold theo số điện thoại hoặc Zalo trong phần cuối website để được tư vấn chu đáo.
Tượng rắn vàng phong thủy: Thuận lợi hanh thông. Thế rắn được chế tác uyển chuyển, đầu nghênh cao, tượng trưng cho thăng tiến phát triển trên con đường sự nghiệp. Gương mặt rắn được thiết kế vui tươi nên giảm đi tính chất hung dữ của linh vật - phuctuonggold-com
Tượng rắn vàng phong thủy: Thuận lợi hanh thông. Thế rắn được chế tác uyển chuyển, đầu nghênh cao, tượng trưng cho thăng tiến phát triển trên con đường sự nghiệp. Gương mặt rắn được thiết kế vui tươi nên giảm đi tính chất hung dữ của linh vật.
Tượng mô hình Rồng-Rắn phong thủy, một nửa được chế tác hình rồng, phần sau chế tác mô phỏng hình rắn - phuctuonggold-com
Tượng mô hình Rồng-Rắn phong thủy, một nửa được chế tác hình rồng, phần sau chế tác mô phỏng hình rắn
Tượng rắn phong thủy được lấy nguồn cảm hứng từ Uraeus biểu trưng cho sức mạnh và trí tuệ và quyền lực, gắn liền với hình tượng các vị vua – người đứng đầu vương quốc Ai cập cổ. Cổ tượng rắn mở rộng, vuông góc thân mình và chân đế tạo thế ngồi vững vàng, hiên ngang - phuctuonggold-com
Tượng rắn phong thủy được lấy nguồn cảm hứng từ Uraeus biểu trưng cho sức mạnh và trí tuệ và quyền lực, gắn liền với hình tượng các vị vua – người đứng đầu vương quốc Ai cập cổ. Cổ tượng rắn mở rộng, vuông góc thân mình và chân đế tạo thế ngồi vững vàng, hiên ngang
Bức tượng rắn phong thủy được chế tác tinh xảo truyền tải thông điệp khí chất hiên ngang, sự mạnh mẽ, sẵn sàng đối diện khó khăn thử thách. Thế ngồi tượng rắn cân đối tạo cảm giác yên tâm - phuctuonggold-com
Bức tượng rắn phong thủy được chế tác tinh xảo truyền tải thông điệp khí chất hiên ngang, sự mạnh mẽ, sẵn sàng đối diện khó khăn thử thách. Thế ngồi tượng rắn cân đối tạo cảm giác yên tâm

III. Hình tượng của Rắn trong Phật Giáo

1, Trí tuệ, lòng từ bi và chuyển thế trong Phật giáo

Hình tượng rắn thường gắn liền với người tu hành trong Phật giáo và các vị Bồ Tát, được coi là có sức mạnh huyền bí, năng lực phi thường. Đặc tính lột da của loài rắn biểu trưng cho sự tái sinh, đầu thai.

Lưỡi rắn tượng trưng cho trí tuệ và sự sáng suốt do có thể cảm nhận được năng lượng từ vạn vật. Ngoài ra nhờ được Đức Phật phổ độ cảm hóa, rắn thấu hiểu và thông tuệ đạo hành, trở thành loài vật thân tín trong giới nhà phật.

2, Tứ đại nguyên tố trong Phật giáo

Trong Phật giáo, hình tượng rắn ẩn dụ cho bốn yếu tố của cơ thể con người: đất, nước, lửa và gió. Tứ đại trong thân thể con người giống như bốn con rắn ẩn trong một hộp giương. Tính trầm nặng nằm trong 2 con rắn Đất và Nước, tính khinh cử (nhẹ) nằm trong 2 con rắn Gió và Lửa. 4 Con rắn không tương sinh tương hợp thì bệnh tật từ đó mà sinh. Ngụ ý chỉ chúng sinh cần sớm xá ly để hưởng lấy phúc lợi, tránh bị tứ đại làm hại.

3, Bảo vệ và che chở

Trên hành trình Đức Phật đi tới sự ngộ đạo, thấu hiểu chân lý, người nhận được sự che chở và bảo vệ của thần rắn. Đức phật từ bi giảng kinh để rắn thoát khỏi bể khổ, tương trợ chúng sinh. Bức tranh rắn đối diện Đức Phật hay rắn bao trùm phần trên đầu của Phật trở thành những hình tượng kinh điển trong giới nhà Phật.

Bởi vậy những bức tượng Phật với sự xuất hiện của rắn không chứa đựng cảm thụ của sự sợ hãi, khiếp đảm mà đó là bình an, may mắn và thông tuệ.

Công trình điêu khắc tượng Phật ngồi trên thân mình rắn (một số tư liệu cho là thân rồng) - phuctuonggold-com
Công trình điêu khắc tượng Phật ngồi trên thân mình rắn (một số tư liệu cho là thân rồng)

Truyền thuyết kể rằng khi Đức Phật sắp đắc đạo thì bị ma quỷ ngăn cản. Ma quỷ từ khắp nơi kéo đến, Phật lại đông hơn nên đã cầu Đất Mẹ giúp đỡ. Naga (thần rắn), sống trong cung điện dưới lòng đất, lập tức đến, ngăn cản những thế lực tối tăm. Dù cho mưa lũ, sóng nước ào ào ập đến, Naga biến hình con rắn 7 đầu che cho Đức Phật khỏi bị ướt mưa mà tiếp tục tu hành, phần thân của Naga nâng đỡ Đức Phật tránh khỏi lũ nước dâng. Vì vậy trên nhiều công trình văn hóa, chúng ta thấy Đức Phật ngồi trên mình rắn.

4, Giác ngộ, hướng đến chính đạo

Trong vũ trụ muôn loài, loài nào cũng có ý niệm hướng đến cảnh giới cao đẹp cho dù bản thân còn ẩn chứa những căn cơ chưa hoàn mỹ. Rắn thần Naga được cho là chưa đủ phẩm chất như con người để được thọ giới cần tiến hóa thành người, nhưng Naga một lòng hướng Phật, muốn được hướng đến chân lý, thấu hiểu đạo kinh. Đức Phật thấy vậy đã đưa ra chỉ dẫn: Những chàng trai trẻ từ lúc cạo đầu đến khi được chứ Phật cho thông đạt thọ giới thì được gọi là Naga.

Hình tượng rắn là một điển hình kinh điển trong tu tập hướng đến đạo Phật, để lại giá trị bài học về chí nguyện đi tìm chân lý, sự giác ngộ, cho dù xuất thân, hình thể dáng vẻ không hoàn mỹ, bản tính ẩn chứa tà khí, nhưng nếu một lòng hướng đến con đường tươi sáng hoàn toàn có thể được Phật độ.

IV. Tính cách của loài rắn

Phẩm chất, tính cách của rắn đại diện cho sự thông minh, có năng lực bản lĩnh - phuctuonggold-com
Phẩm chất, tính cách của rắn đại diện cho sự thông minh, có năng lực bản lĩnh

1, Thông minh và có bản lĩnh, năng lực

Rắn bẩm sinh thông minh, khôn ngoan, có năng lực và dựa vào chính bản thân mình để phát triển. Ẩn dụ với người thuộc chi Tỵ, họ là người có tài trí và dựa trên thực lực của mình để hành sự thay vì chờ đợi sự giúp đến từ người khác.

2, Bí ẩn/thần bí

Rắn mang đậm dấu ấn của sự huyền bí. Người mang chi Tỵ ít muốn bộc lộ công khai về bản thân nên mang đến cảm giác bí ẩn cho người khác. Điều này giúp họ tạo chiều sâu trong giao tiếp đối ứng.

3, Bình tĩnh, an nhiên

Rắn là loài không có bổn tính chủ động gây hại cho đối phương, thay vào đó là sự điềm tĩnh. Người thuộc tuổi tỵ khi đối mặt với các tình huống khác nhau thường biết cách kiềm chế bản thân, suy nghĩ thấu đáo hướng giải quyết. Đây là tính cách giúp họ trở thành người lãnh đạo giỏi nhờ sự bình tĩnh trước những cơn bão cuồn cuộn khó khăn, thử thách.

4, Biết dừng đúng lúc và mạnh mẽ khi cần

Trong tự nhiên, rắn có tâm lý phòng thủ, chúng sẽ thôi phản ứng mạnh mẽ khi mối nguy được loại bỏ. Người sở hữu tâm lý này tạo ra sự yên tâm cho người khác khi ở cạnh, họ biết dừng đúng thời điểm để bảo vệ những gì mình đang có.

5, Tinh tế và giỏi giữ bí mật

Tính cách của rắn có chiều sâu, ít bộc lộ. Người tuổi Tỵ vì thế mà biết cách giữ bí mật, biết lắng nghe thấu hiểu sâu sắc đối phương, nhờ vậy họ thường đưa ra những quyết định hay lời nói rất tinh tế.

V. Ý nghĩa của linh vật Rắn trong các nền văn hóa khác nhau

Trên khắp thế giới, linh vật rắn mang những ý nghĩa và tượng trưng đa dạng trong từng nền văn hóa riêng biệt. Ví dụ, trong văn hóa Ai Cập cổ đại, rắn được coi là một vị thần và biểu tượng của sự gian ngoan, linh thiêng, sự tái sinh và bất tử. Nó được tôn thờ và tham gia trong các nghi lễ và tôn giáo Ai Cập cổ đại. Trong truyền thuyết Ai Cập, cũng có đề cập đến Apep, một con rắn biển khổng lồ đại diện cho sự hỗn loạn và bóng tối, trong khi ánh sáng chân lý của nữ thần Ma’at làm cho con quỷ này sợ hãi.

Rắn APEP
Rắn APEP

Còn trong văn hóa phương Tây, linh vật rắn thường được liên kết với các biểu tượng của sự độc ác, sự lừa dối và sự nguy hiểm. Tuy nhiên, rắn cũng có ý nghĩa tích cực như sự tái sinh và sự thay đổi. Sự nhạy bén của rắn và khả năng lột xác của nó đã được sử dụng như một biểu tượng cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân.

Basilisk - Vua rắn trong truyền thuyết phương Tây
Basilisk – Vua rắn trong truyền thuyết phương Tây

Trong lĩnh vực y học, rắn đã lâu được liên kết với hình ảnh quấn quanh một cây gậy phép, đó là biểu tượng của sự khôn ngoan và khả năng chữa trị bệnh tật. Thần Esculape, con trai của thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp, được cho là đã đặt nền móng cho ngành y dược khi ông tìm ra những loại thuốc chữa trị nhiều bệnh từ cây cối tự nhiên sau khi bắt gặp một con rắn tự mình chữa chị cho nó bằng lá thuốc.

Biểu tượng ngành Y - Con rắn quấn quanh cây quyền trượng
Biểu tượng ngành Y – Con rắn quấn quanh cây quyền trượng

Trong văn hóa Việt Nam, rắn thường được xem là một con vật hiểm ác, tinh quái và gian xảo theo quan niệm dân gian. Tuy nhiên, Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ lại có “Tục thờ rắn”, một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ với ý nghĩa chính là thờ “thủy thần”. Tục thờ này mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp.

Rắn Naga 5 đầu trên cổng chùa Khmer.
Rắn Naga 5 đầu trên cổng chùa Khmer.

Rắn được ví như những vị mẫu sinh ra và cai quản thế giới, ban lộc cho muôn loài. Trong nhiều nền văn hóa, rắn thường mang nhiều ý nghĩa và tượng trưng khác nhau, từ sự linh thiêng đến sức mạnh và may mắn. Tuy không phải là linh vật chính thống trong văn hóa Việt Nam, nhưng linh vật vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của một số người dân.

VI. Ý nghĩa tượng Rắn phong thủy

Trong phong thủy, tượng Rắn được gắn liền với nhiều ý nghĩa và tượng trưng quan trọng. Đầu tiên, nó là biểu tượng của sự tài lộc. Các chuyên gia phong thủy cho rằng, đặt một bức tượng rắn tại nhà hoặc nơi làm việc sẽ thu hút được nhiều tài lộc và may mắn trong cuộc sống, đồng thời mang lại sự phát triển thuận lợi. Rắn linh vật duy nhất trong 12 con giáp có khả năng lột da, thay da định kỳ để phát triển hơn. Hành động này tượng trưng cho sự tái sinh, sự vứt bỏ quá khứ và khó khăn để khởi đầu một điều mới mẻ, thuận lợi và thành công.

Thứ hai, tượng Rắn có công năng bảo vệ gia chủ và gia đình. Trong văn hóa của nhiều quốc gia, rắn được coi là một vị thần. Ví dụ, ở Việt Nam, rắn là vị thần giúp mưa thuận gió hòa và bảo vệ cuộc sống của cư dân nông nghiệp. Rắn cũng được cho là có khả năng bảo vệ các thành viên trong gia đình, xua đuổi tà khí và những điều không may mắn. Thậm chí, rắn có khả năng phun nọc độc để hạ gục đối phương, tượng trưng cho sự bảo vệ mạnh mẽ và quyết liệt.

Thứ ba, tượng Rắn mang ý nghĩa đặc biệt trong đạo Phật. Hình tượng rắn xuất hiện trong nhiều câu chuyện về Phật giáo và được coi là biểu tượng của tinh thần nhân văn, tượng trưng cho sự thiêng liêng, che chở và bảo vệ. Trong các cấu trúc đền chùa, hình tượng rắn thường hiện diện, đại diện cho tính luân hồi của sự sống và cái chết.

VII. Những lưu ý khi trưng bày tượng

Khi lựa chọn một bức tượng rắn hoặc bất kỳ bức tượng nào khác, việc xem xét tuổi và mệnh của bạn có phù hợp với bức tượng đó là quan trọng. Đối với tượng rắn, nó được coi là phù hợp với bộ ba tam hợp tuổi Tỵ – Dậu – Sửu và bộ nhị hợp Tỵ – Thân. Những người thuộc các tuổi này khi sắp xếp bày trí tượng Rắn sẽ thu hút sự may mắn và thành công, tăng cường sự thuận lợi và mang lại nhiều cơ hội trong công việc, cuộc sống.

Để tượng rắn có thể phát huy hết uy lực của mình, việc bày trí đúng hướng và hợp phong thủy là vô cùng quan trọng. Khi đặt tượng rắn, có những điều cần lưu ý sau.

Đầu tiên là vị trí đặt tượng Rắn, trong việc bảo vệ gia đình, bạn nên trưng bày tượng rắn phong thủy trong phòng khách. Đây là vị trí rất tốt để linh vật này bảo vệ sự an toàn của gia đình bạn. Còn nếu muốn đạt được thành công trong công việc, hãy đặt tượng rắn trong phòng làm việc để thu hút may mắn và phát triển công việc.

Tiếp theo, hướng đặt tượng rắn cũng đóng vai trò quan trọng. Hướng phong thủy tốt nhất cho tượng Rắn là hướng Tây, Bắc và Đông Bắc, giúp linh vật phát huy được hết uy lực và thu hút tiền tài cũng như may mắn.

Ngoài ra, cần tránh đặt tượng Rắn trong phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm hoặc dưới đất. Việc đặt linh vật trong những vị trí này sẽ làm mất đi sự uy lực và sức mạnh của chiến thần Rắn, đặt tượng Rắn ở những vị trí này cũng có thể gây bất an và khó ngủ cho gia chủ.

Tượng rắn phong thủy mạ vàng 24k – TR02 4
Tượng rắn phong thủy mạ vàng 24k – TR02 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
-->