Chữ Nhân (tiếng Hán – 仁 ) thư pháp mang ý nghĩa là thân thiện, yêu thương trân quý và nhân từ với mọi người. Ngoài ra chữ Nhân còn mang nghĩa rộng hơn: có lòng thương người, đối tốt với bất kỳ ai, cung kính và tôn trọng. Nhân cũng thể hiện năng lực, trí tuệ và đức hạnh của bản thân. Chữ là một trong những cảnh giới cao nhất mà con người theo đuổi để hướng tới Chân thiện mỹ, sự thành công. Khổng Tử xếp chữ Nhân là chữ đứng đầu trong 5 yếu tố quan trọng nhất của con người bao gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Trong văn hoá Việt Nam và các nước Phương đông, sở dĩ chữ Nhân (仁) được viết thành thư pháp, là bởi vì giá trị và hàm ý của chữ đã vượt ra khỏi ý nghĩa hẹp ban đầu, trở thành những tư tưởng uyên sâu có thể ứng dụng thiết thực trong đời sống, thể hiện bản chất, năng lực, đạo đức con người.
Điều đó cũng giải thích cho việc có 2 chữ nhân khác nhau nhưng cách phát âm lại giống nhau.
- Nhân 仁 (chữ thứ nhất)
- Nhân 人 (chứ thứ hai).
Chữ nhân thứ nhất được dùng chỉ những hành vi, và cách đối nhân xử thế tốt đẹp trong xã hội. Trong khi chữ nhân thứ hai dùng để chỉ một con người (thể hiện dưới hình thức vật lý-thân thể).
Sự tách biệt này giúp đi đến những cách hiểu rõ ràng, cụ thể, không nhầm lẫn, và cũng là phương cách để nhấn mạnh con người cần chú trọng các giá trị nhân văn của chữ Nhân (仁) thứ nhất.
Sự uyên sâu của chữ Nhân (仁) được thể hiện dưới nhiều lớp nghĩa khác nhau, bởi vậy khi thiết kế và chế tác chữ Nhân (仁) mạ vàng 24K, các nghệ nhân của Phúc Tường Gold đã khéo léo đưa vào những chi tiết đặc sắc thông qua đường nét của sợi bạc mạ vàng, độ cong của chữ, đặc biệt là sự kết nối, hoà trộn của các nét chữ tạo nên bản tranh thư pháp tổng thể hoàn hảo cả về ý nghĩa phong thuỷ lẫn nhân văn.
Quý khách hàng có thể liên hệ đặt tranh với Phúc Tường Gold theo số điện thoại cuối website này, khi liên hệ đội ngũ thiết kế và nghệ nhân của Thương hiệu sẽ tư vấn chu đáo để giúp bạn sở hữu tác phẩm vừa đáp ứng mong muốn cá nhân, vừa giữ nguyên giá trị phong thuỷ của tranh. Sản phẩm được sử dụng làm quà tặng hoặc treo tại Phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ trong gia đình bạn.
Để hiểu một cách đúng đắn về ý nghĩa chữ Nhân (仁), Phúc Tường Gold mời bạn cùng xem và làm rõ những ý nghĩa lớn ẩn chứa bên trong chữ. Sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu hàm ý của chữ dưới góc nhìn của vị triết gia lừng lẫy, ông là Khổng Tử. Thông qua đó có thể nắm bắt toàn diện, tổng thể về ý nghĩa của chữ Nhân (仁).
Mục lục
- Những ý nghĩa lớn của chữ Nhân (仁) là gì?
- 1, Yêu thương, trân quý, thân thiện với mọi người
- 2, Giữ lễ nghĩa trên dưới, trước sau. Biết tu thân dưỡng tính
- 3, Nhân ái (đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người)
- 4, Năng lực và trí tuệ
- 5, Nhân từ, khoan dung với mọi người
- 6, Tạo niềm tin (Tín) cho người khác
- 7, Yếu tố cơ bản nhất trong giao tiếp
- 8, Đức hạnh, đạo đức cao quý của con người
- Những tác phẩm tranh thư pháp chữ Nhân (仁) đẹp
- Khổng tử và Luận ngữ bàn về Nhân (仁)
- Chữ Nhân (仁) và 5 Tố chất siêu phàm của người quân tử
Những ý nghĩa lớn của chữ Nhân (仁) là gì?
1, Yêu thương, trân quý, thân thiện với mọi người
Trong chữ Hán của Nhân (仁) có 2 phần: Phần thứ nhất là bộ nhân đứng (亻), hàm ý của bộ này chỉ con người. Phần thứ hai là chữ Nhị (二), có nghĩa là số 2 (số nhiều), khi kết hợp cùng nhau có thể nhìn nhận giản đơn là hai người.
Ngoài ra nguồn gốc của chữ Nhị (二) tượng trưng cho Âm trong quan niệm âm dương của phong thuỷ (⚋). Trong Kinh Dịch (một tác phẩm kinh điển về Triết học của Phương đông) đã chỉ ra, đạo lập thiên gọi là Âm và Dương, đạo lập địa gọi là Cương và Nhu, đạo lập Nhân (人) gọi là Nhân (仁) và Nghĩa.
Khi phân tích sâu xa hơn những mối quan hệ này, người ta tìm ra hai từ đại diện cho chữ Nhị là Âm Nhu (阴柔), khi dịch nghĩa từ này chính là sự dịu dàng, tình yêu thương, hiền từ, tinh tế. Đó cũng chính là hàm ý tạo nên chữ Nhân (仁).
Có thể thấy ý nghĩa của chữ Nhân được thể hiện ngay trong chính hình thức chữ Hán, các nghệ nhân vẽ tranh thư pháp đã tận dụng nội hàm này để nêu bật tư tưởng cũng như trường phái thư pháp của mình.
2, Giữ lễ nghĩa trên dưới, trước sau. Biết tu thân dưỡng tính
Chữ Nhị (二) bên trong chữ Nhân (仁) được tạo thành bởi hai nét trên dưới, có nghĩa là chữ Nhân trong mỗi người cần tuân theo thứ bậc, trên dưới, trước sau, giữ đúng lễ nghĩa.
Trong gia đình cần có sự yêu thương giữa cha mẹ với con cái, và ngược lại phận làm con giữ đúng lễ nghi chuẩn mực với người bề trên;
Anh em trong gia đình cần yêu thương và giúp đỡ nhau; bạn bè trong xã hội phải tôn trọng lẫn nhau; với người ngoài cần khoan dung độ lượng, đối ứng nhân từ.
Để không hiểu sai và luôn giữ đúng lễ nghi, bản thân mỗi người phải không ngừng tu thân dưỡng tính, nâng cao trí tuệ và sự hiểu biết.
Nhân (仁) có thành được đều là do người thực hành mà ra. Nếu không tu dưỡng đức tính tốt, không học hỏi để rèn luyện sẽ không hiểu lễ nghĩa, không biết trọng trên nhường dưới, lời nói và hành vi trở nên hỗn độn thiếu chuẩn mực, và cuối cùng không nhận được sự tôn trọng đánh cao từ người khác.
3, Nhân ái (đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người)
Nhân ái là ý nghĩa lớn của chữ Nhân (仁), ngụ ý chỉ sự thấu hiểu, đồng cảm và biết chia sẻ với mọi người dù trong hoàn cảnh khó khăn hay tốt đẹp.
4, Năng lực và trí tuệ
Người có trí tuệ và khả năng trong công việc có thể dìu dắt người khác đi đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, công việc. Đây là hàm ý mang tính thực tế của Nhân bên cạnh những cử chỉ lời nói yêu thương. Khi nhân chưa chuyển thành hành vi sẽ chỉ mang tính biểu tượng và có ít giá trị ứng dụng.
Muốn đạt được trí tuệ uyên sâu để mang đến những điều tốt đẹp cho xã hội, đòi hỏi mỗi người cần luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, đạo đức. Và trên hành trình đó bản thân chúng ta cũng dần trở nên tốt đẹp hơn, thành công hơn.
Tranh thư Pháp chữ Nhân cũng chính là mang ý nghĩa thể hiện người có trí tuệ, bản lĩnh hơn người, có thể giúp đỡ người khác, dẫn dắt đồng đội (tổ chức) của mình cùng đi tới mục tiêu to lớn, đạt được sự thành công.
5, Nhân từ, khoan dung với mọi người
Người nhân từ và khoan dung có trái tim nhân hậu, họ đối nhân xử thế với những người xung quanh một cách khách quan, công bằng, thiện lương và hiền từ.
Họ yêu thương những người quanh mình như yêu chính bản thân. Sự chân thành và tử tế của người khoan dung giúp họ có được sức mạnh từ nhiều người. Đây chính là lý do họ trở nên thành công vượt trội hơn trong số đông.
Trong từng bước đi trên hành trình sự nghiệp của người khoan dung luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ từ những người mà họ đã tử tế trước đây. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, ông Joe Biden đã có chiến thắng trước đối thủ Donald Trump (lúc bây giờ là đương kim tổng thống).
Một trong những dấu ấn lớn nhất đã giúp ông Joe Biden trở thành người kế nhiệm chính là nhờ vào lòng tin, sự tử tế, và hình tượng khoan dung nhân từ mà ông đã xây dựng trong suốt những năm làm Phó tổng thống.
Ông thấu hiểu và lắng nghe ý kiến của người dân, ông cam kết khi nước Mỹ thay đổi thì ông cũng thay đổi. Điều này khác hoàn toàn với hình tượng cứng rắn của ông Donald Trump lúc bây giờ.
Khoan dung, nhân từ có thể được nhìn nhận là một sức mạnh nội sinh mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Nó giúp con người tổng hợp được sức mạnh của số đông, từ đó làm thay đổi những điều giường như không thể.
6, Tạo niềm tin (Tín) cho người khác
Tín (niềm tin) được xem là một trong phẩm chất quan trọng nhất con người cần tu dưỡng, trong kinh doanh hay đời sống Tín không nhất định được quy định trong những cơ chế pháp luật, mà trở thành tiêu chuẩn văn hoá mặc định “ngầm hiểu” giữa mọi người.
Khi giữ chữ tín có thể thuyết phục người khác trao cho mình nhiều cơ hội hơn, qua đó tạo nên sự thành công bền vững trong đời sống, công việc.
7, Yếu tố cơ bản nhất trong giao tiếp
Trong giao tiếp đối nhân xử thế, Nhân (仁) là một trong yếu tố cơ bản nhất. Nhân có mối quân hệ mật thiết với hai chữ “Trung thứ – 忠恕 ”. Trung (忠) là trung với tâm, Thứ nghĩa là tâm người như tâm ta, cả hai tâm như một, ý chỉ dùng tâm đối tâm. “Nhân tâm” chính là ý nghĩa của chữ Nhân.
8, Đức hạnh, đạo đức cao quý của con người
Đức hạnh hay Đức trong tiếng Hán được viết thành 德, các phần cấu thành chữ bao gồm: 十”、“目”、“一”、“心”, nghĩa hán Việt của những từ này lần lượt là Thập, Mục, Nhất, Tâm. Bên phải của chữ là bộ Xích (sách). Những bộ này kết hợp cùng nhau tạo nên ý nghĩa tổng thể về chữ Đức: Sự phát triển của Tâm tính và đạo đức của con người.
Bởi vì Đức đại diện cho sự tiến triển, đi lên nên ý nghĩa của chữ còn chỉ sự tu luyện, rèn rũa năng lực của bản thân. Đây cũng chính là hàm ý sâu xa của chữ Nhân, người phải không ngừng nỗ lực tôi luyện bản lĩnh cả về trí lực và đạo đức.
Lão Tử từng nói về Đức: “ Vạn vật đều trọng Đạo, quý đức. Nếu phi đạo phi đức thì không thể sinh tồn. Sự phát triển và tồn tại của con người trong thế giới đều xuất phát từ nuôi dưỡng đạo đức mà nên.”.
Đức là vật chất có năng lượng cao, không thể nhìn thấy, cũng không thể sờ được. Có thể nói Đức quyết định tất cả những điều thuộc về con người, độ nông sâu của Đức hạnh sẽ cho thấy vận mệnh, phúc phận của một người.
Ngày nay chủ nghĩa kinh tế được chú trọng nhiều, con người đang ít nhiều nghiêng về chữ “Tài” mà bỏ qua chữ Đức, có thể thấy rõ nhất điều này qua tình trạng ô nhiễm môi trường, nhiệt độ toàn cầu nóng lên do ý thức con người.
Đây là hệ quả của việc chạy theo tiền tài, danh vọng, mà quên đi ý nghĩa chữ Đức, quên đi trách nhiệm phải bảo vệ thế giới cho con cháu trong tương lai. Bởi vậy, Đức càng trở nên hiếm có, giá trị của đức theo đó cũng quan trọng hơn bao giờ.
Người giữ được Đức sẽ là người có trong tay những giá trị cao quý, được người khác kính trọng, yêu quý, và cũng chính là ý nghĩa sâu xa thể hiện cho chữ Nhân (仁).
Có thể thấy chữ Nhân mặc dù bị nhiều người hiểu nhầm là con người (人), nhưng trong thực tế chữ Hán của nhân được viết theo một cách khác (仁), và cũng mang ý nghĩa khác, không chỉ dừng lại ở việc chỉ hình thể con người, danh từ “Người”.
Hàm ý của Nhân 仁 được xác định là tư tưởng, triết lý lớn mà con người theo đuổi. Người có Nhân sẽ trở nên tốt đẹp, thành công trong cuộc sống và công việc.
Chính vì lý do này, chữ Nhân được nhiều người Việt Nam và Phương đông chọn làm chữ Thư pháp, với mong muốn đạt được nhiều điều tốt lành, đồng thời nhắc nhở bản thân không ngừng tu dưỡng năng lực, trí tuệ, đức hạnh, biết khoan dung và yêu thương mọi người.
Quý khách hàng có thể đặt thiết kế và mua tranh chữ Nhân thư pháp (tiếng Hán hoặc tiếng Việt) với Phúc Tường Gold theo số điện thoại cuối website này. Sản phẩm hoàn thiện được mạ vàng 24K nguyên chất, các chi tiết đường nét của chữ sẽ do những nghệ nhân nổi tiếng Việt Nam độ bạc tinh xảo để bảo đảm thể hiện đủ đầy ý nghĩa phong thủy của chữ Nhân (仁).
Trong trường hợp bạn có những yêu cầu riêng về thiết kế, các nghệ nhân của thương hiệu sẽ tư vấn chu đáo đến bạn để có được sự kết hợp hoàn hảo giữa mong muốn cá nhân và tinh thần chủ đạo của bức tranh. Sau cùng sẽ tạo nên tác phẩm tranh chữ Nhân (仁) hoàn hảo. Tranh có thể dùng làm quà tặng đối tác hoặc treo trong nhà (phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc).
Những tác phẩm tranh thư pháp chữ Nhân (仁) đẹp
Cùng Phúc tường Gold thưởng thức những bức thư pháp chữ Nhân (仁), quý khách hàng đặt tranh chữ Nhân mạ vàng theo các form mẫu này, liên hệ thương hiệu theo số điện thoại, Zalo cuối website.
Bên cạnh những ý nghĩa lớn về chữ Nhân đã được thể hiện trong phần trước và cụ thể hóa bằng các tác phẩm tranh thư pháp chữ Hán trên đây. Để hiểu về hàm ý của chữ một cách toàn diện hơn nữa, Phúc Tường Gold mời bạn cùng xem góc nhìn của Khổng Tử về Nhân có sự đặc biệt như thế nào. Ông được xem là vĩ nhân trong lịch sử và cho đến ngày nay những giá trị tư tưởng triết học của ông để lại vẫn ảnh hưởng sâu rộng đến con người, thế giới.
Khổng tử và Luận ngữ bàn về Nhân (仁)
Luận ngữ của Khổng Tử phân tích và chỉ ra ý nghĩa của Nhân (仁) có nhiều tầng, hàm ý đa nguyên nhưng có sự liên quan chặt chẽ lẫn nhau. Từ quan điểm Khổng Tử, để giúp bạn dễ hiểu, Phúc Tường Gold đã phân tích và cắt nghĩa những nội hàm của Nhân (仁) thông qua các ý niệm chính dưới đây.
1, Nhân (仁) là yêu thương người khác (Nhân giả ái nhân)
Ý nghĩa này của chữ Nhân (仁) được Khổng tử thể hiện qua câu “仁者爱人”, âm Hán việt là “Nhân giả ái nhân”, nhằm hướng con người đến sự yêu thương và trân trọng giá trị của người khác.
Khổng Tử sống vào cuối thời Xuân Thu, đây là thời kỳ quá độ từ xã hội nô lệ lên xã hội phong kiến, đời sống con người có nhiều rối ren, chủ nô chiếm giữ phần lớn tài nguyên và nguồn lực trong xã hội, bao gồm cả sức lao động và tính mạng con người.
Những người bình thường, đặc biệt là nô lệ, bị gạt ra ngoài lề xã hội, đồng thời giá trị con người của họ bị coi là thứ yếu so với tiền tài, vật chất. Nhưng trong thời đó Khổng Tử có góc nhìn khác về giá trị con người.
Khổng Tử có lòng bao dung rộng lớn, mang trong mình tình yêu thương đối với dân chúng, ông đưa ra quan điểm Nhân giả ái nhân (仁者爱人).
Dưới góc nhìn mới về Nhân (仁) do ông đề xướng, giá trị con người dần được công nhận và trân trọng hơn, trở thành nền tảng trong tư tưởng triết học Nho giáo sau này, lấy con người làm trung tâm, và Nhân là một trong những phẩm chất cốt lõi nhất cần rèn luyện, hướng tới.
Giá trị nhân văn của Con người (人) trong Nhân giả ái nhân (仁者爱人).
Khổng Tử tin rằng sinh mệnh con người là trên hết nên ông đặt giá trị con người lên trên của cải vật chất. Đây chính là điểm khởi nguồn của sự yêu thương và quan tâm người khác, đồng thời Khổng Tử cũng chỉ ra rằng:
Thương người cần bắt đầu với những người thân cận mình nhất.
Ông chủ chương bắt đầu từ yêu thương cha mẹ, được thể hiện qua chữ Hiếu (孝). Xem chi tiết về ý nghĩa chữ Hiếu được Khổng Tử phân luận tại đây.
Sau đó, thương người cần được thực hành với anh chị em trong nhà, thể hiện qua chữ “Đễ” (悌). Sau đó là dành sự yêu thương cho bạn bè, người bề trên, bề dưới và dân chúng, thể hiện qua chữ “Trung-忠” và “Nghĩa-义”.
Góc nhìn này về sự yêu thương con người của Khổng tử được thể hiện một cách thứ bậc, cho thấy hàm ý của chữ Nhân (仁) là sự kết hợp giữa thực tế và lý tưởng (ý nghĩ), nhắc nhở con người cần hành động thực tế bên cạnh lời nói (suy nghĩ), đó gọi là Nhân (仁), là yêu thương người khác.
2, Kiềm chế bản thân, giữ lấy lễ nghĩa được gọi là Nhân (仁)
Kiềm giữ bản tính được coi là hình thức tu dưỡng bản thân, bao gồm việc kiềm chế những ham muốn ích kỷ và không ngừng rèn luyện suy nghĩ, trí tuệ.
Khổng tử cho rằng, Nhân phụ thuộc vào chính mình, nghĩa là để có được Nhân, mỗi người phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
Ông cũng chỉ ra rằng “Lễ nghĩa” là những chuẩn mực của xã hội, nếu con người thực hành tốt kiềm chế bản thân trong những lễ nghĩa, thì có thể giúp người trong thiên hạ đạt tới trạng thái đỉnh cao của Nhân, đất nước sẽ ngày một yên bình thịnh vượng.
3, Đức tính, đức hạnh cao quý của con người
Khổng Tử nói, người nếu có thể làm được 5 điều trong cuộc đời (Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ) thì sẽ trở thành người có lòng Nhân từ.
Ngoài ra Nhân (仁) là một trong những chuẩn mực đạo đức cao nhất của con người, có thể chi phối lên những khía cạnh của Đạo đức, được xếp ngang hàng với Trí, Tín, Lễ, Nghĩa, tạo nên năm điều bất biến đối với một người trong nhân sinh.
4, Nhân là cảnh giới cao nhất mà con người theo đuổi
Khổng tử là vĩ nhân đi đầu trong theo đuổi “Nhân”, bởi nhân là điều gắn liền chặt chẽ nhất với mọi người, nhưng để làm được những việc Nhân cần lại không phải điều dễ dàng.
Trong những giai đoạn văn hoá khác nhau và trong từng quan điểm nhân văn của mỗi người, ý nghĩa của Nhân có thể được lý giải theo nhiều góc độ khác nhau.
Nhưng từ góc nhìn Khổng Tử, người đã tạo ra những triết lý nhân sinh tồn tại hàng nghìn năm: Chữ nhân đòi hỏi con người yêu thương người khác, giữ lễ nghĩa, không ngừng tu dưỡng bản thân để trở thành người tốt hơn, Nhân (仁) còn thể hiện ý nghĩa là đức hạnh, và là mục tiêu suốt đời con người theo đuổi.
Chữ Nhân (仁) và 5 Tố chất siêu phàm của người quân tử
Khi các học trò khác nhau của Khổng Tử hỏi về chữ Nhân (仁), ông trả lời theo những cách không giống nhau. Điều đó cho thấy Khổng đang nhìn nhận Nhân (仁) dưới nhiều góc độ. Trong từng trường hợp cụ thể và với mỗi người ý nghĩa của chữ sẽ phản ánh chính bản thân họ.
Trong Luận Ngữ của Khổng tử có đoạn chép: Tử Trương, một trong học trò nổi bật nhất của ông đã hỏi “Thế nào là Nhân”. Khi đó Khổng tử đã trả lời rằng:
“Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ. Cung kính thì không khinh, khoan dung thì sẽ thu phục được lòng người, Tín thì có được lòng tin của mọi người, mẫn thì sẽ thành công, Huệ thì giúp ta làm người”.
Trong câu trên, Không tử muốn nói với chúng ta, người có những tố chất của Nhân thì được gọi là Quân tử, họ toát lên 5 phẩm chất quý giá.
- Đầu tiên, người có Nhân (仁) thì sẽ là người có lòng tự trọng, và biết tôn trọng người khác. Như vậy mới không bị người khác khinh miệt.
- Thứ hai, người có Nhân (仁) phải có lòng bao dung, rộng lượng với tất cả mọi người. Bởi vì như vậy mới không bị người đời ghen ghét đố kỵ.
- Thứ ba, người có Nhân phải giữ chữ Tín, tạo nên lòng tin cho người khác, có như vậy thì người khác mới nghe theo, giúp đỡ chúng ta.
- Thứ tư, cần phải linh hoạt trong tư duy, hành động tuỳ theo thời cơ.
- Cuối cùng, người có Nhân thì sẽ có đủ năng lực, trí tuệ để mang đến lợi lộc cho người khác, khiến họ sẵn sàng đi theo con đường của chúng ta.
Từ những phẩm chất trên, không khó để nhận ra, con người muốn được người khác tôn trọng thì trước hết phải dành sự tôn kính, quý trọng cho người khác người khác, đó gọi là Nhân.
Muốn người khác đi theo mình thì phải không ngừng rèn luyện trí tuệ, đó gọi là Nhân. Muốn người khác tin mình, ủng hộ mình thì phải giữ chữ Tín, đó là Nhân.
Muốn không bị bỏ lại phía sau, thì phải linh hoạt trong tư duy, ứng biến trong thời thé, đó là Nhân. Và càng phải có sự rộng lượng, cởi mở với người khác, như vậy gọi là Nhân. Người có đủ 5 tố chất trên được gọi là Quân tử, người kiệt xuất trong xã hội đại chúng.
Khi treo tranh chữ Nhân trong nhà hoặc tặng cho đối tác, ngụ ý muốn gửi gắm những phẩm cao quý của người Quân tử, đó là điều chúng ta đang có hoặc muốn hướng tới, là sự gợi mở về những điều bản thân cần hoàn thiện để đạt tới cảnh giới cao nhất của Nhân.
hìn vào tranh chữ Nhân (仁) sẽ giống như tấm bản đồ soi sáng con đường tiến tới thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi người.
Để đặt mua tranh chữ Nhân mạ vàng 24K nguyên chất, quý khách hàng liên hệ theo số điện thoại của Phúc Tường Gold phía cuối website này. Khi liên lạc, các nghệ nhân của thương hiệu sẽ tư vấn chu đáo giúp bạn nắm bắt và hiểu rõ về những chi tiết sẽ thể hiện trên sản phẩm, vừa bảo đảm đáp ứng yêu cầu cá nhân, lại vừa giữ được dấu ấn phong thuỷ đặc trưng của chữ.