Rồng là một biểu tượng mạnh mẽ và huyền bí trong truyền thuyết và văn hóa toàn cầu. Với hình dạng khổng lồ, vảy lấp lánh và đôi cánh hùng vĩ, Rồng được xem là biểu tượng của sự quyền lực và mạnh mẽ. Từ phương Đông đến phương Tây, hình ảnh Rồng tồn tại như một nguồn cảm hứng vô tận, tượng trưng cho may mắn, thành công và khát vọng vươn lên.Cùng Phúc Tường Gold tìm hiểu chi tiết ý nghĩa về rồng cũng như thưởng thức, chọn lựa bức tượng rồng đẹp cho không gian sống hoặc làm quà tặng người thân quen, khách hàng, sếp…

Tượng rồng Vân Long Khai Lộc mạ vàng 24k - TR04
Tượng rồng Vân Long Khai Lộc mạ vàng 24k – TR04 (nhấn lên hình ảnh để xem sản phẩm)

Mục lục

Tất cả ý nghĩa đẹp và giá trị về Rồng

1, Trí tuệ, sức mạnh và trường tồn

Trong văn hóa Việt Nam và nhiều nước phương Đông, mỗi bộ phận của rồng đều mang những ý nghĩa cụ thể, phản ánh mong muốn của người xưa về một cuộc sống tốt đẹp hơn, hình tượng rồng được sử dụng ngợi ca các bậc anh hùng, đế vương…

1.1, Ý nghĩa đầu rồng

Đầu rồng có nhiều chi tiết ứng với nhiều ý nghĩa tượng trưng:

  • Vầng trán rồng nhô ra trên đầu tượng trưng cho sự thông minh, trí tuệ
  • Sừng và gạc rồng mang ý nghĩa đại diện cho trường thọ, đất nước, xã tắc
  • Lông mày rồng tượng trưng cho dũng mãnh,
  • Mắt rồng có ý nghĩa: uy nghiêm
  • Mũi rồng sư tử tượng trưng cho phú quý, sang giàu
  • Răng rồng giống răng ngựa đại diện chăm chỉ, lương thiện
  • Tai rồng hình tai trâu có ý nghĩa vị thế đứng đầu, thứ nhất.
  • Râu rồng giống râu người biểu thị cho Trí huệ và trường thọ
Mỗi chi tiết trên đầu rồng mạ vàng đều đại diện cho các ý nghĩa tốt đẹp khác nhau. Tượng rồng Vân Long Khai Lộc mạ vàng 24k - TR04
Mỗi chi tiết trên đầu rồng mạ vàng đều đại diện cho các ý nghĩa tốt đẹp khác nhau. Tượng rồng Vân Long Khai Lộc mạ vàng 24k – TR04 (nhấn lên hình ảnh để xem sản phẩm)

1.2, Ý nghĩa thân mình rồng

Thân mình rồng cuồn cuộn tượng trưng cho sức mạnh, mỗi chi tiết trên đó cũng mang ý nghĩa khác nhau:

  • Vảy rồng mang ý nghĩa tượng trưng Quyền lực, uy thế, sự phát triển và có tác dụng trấn tà, xua đuổi rủi xui.
  • Rồng không có cánh nhưng có thể bay, tượng trưng cho năng lực vươn cao, chí hướng hiên hang.
  • Đuôi rồng đại diện cho sự thay đổi, ứng biến linh hoạt.
  • Móng vuốt rồng có ý nghĩa sự dũng mãnh, kiên cường.
  • Màu sắc thân mình rồng: màu vàng tượng trưng cho giàu có, quyền lực; màu đen và trầm đại diện cho sức mạnh phi thường và sự huyền bí.

2, Quyền lực người dẫn đầu, đế vương

Rồng là biểu tượng đại diện cho người dẫn đầu, người tiên phong. Tượng rồng Vân Long Khai Lộc mạ vàng 24k - TR04
Rồng là biểu tượng đại diện cho người dẫn đầu, người tiên phong. Tượng rồng Vân Long Khai Lộc mạ vàng 24k – TR04 (nhấn lên hình ảnh để xem sản phẩm)

Trong thời kỳ đất nước được lãnh đạo bởi chế độ quân thần, Rồng thường được dùng làm biểu tượng của hoàng đế, người đứng đầu quốc gia, đại diện cho quyền lực tối thượng, vị thế đặc biệt. Quần áo, kiến trúc cung điện và kim ấn của vua đều được bài trí hình mẫu của rồng để thể hiện uy quyền và phẩm giá của người đứng đầu. Nhu cầu thực tế này đã đưa hình tượng loài rồng lên tầm cao, thể hiện đa dạng ý nghĩa văn hóa, lịch sử.

Nhà Lý (Việt Nam) đã sử dụng sức mạnh đế vương của Rồng phân tán vào toàn thể dân chúng, nhờ sức mạnh đó cuộc sống người dân dưới thời nhà Lý yên vui, phát triển mạnh mẽ.

Rồng mang dấu ấn của quyền lực, người có tư tưởng khí chất của rồng luôn tràn đây sinh lực, ý chí quyết tâm và sức mạnh nội sinh to lớn, qua đó dẫn dắt, đưa sự nghiệp bản thân ngày càng phát triển.

3,  Tôn quý, uy nghiêm

Mặt rồng, miệng rồng và nhiều chi tiết trên đầu rồng trong những tác phẩm hội họa về rồng thường khắc họa linh vật dũng mãnh, uy nghiêm. Cùng với hình tượng bậc đế vương gắn liền với rồng mà linh vật rồng từ lâu đã thể hiện sự tôn quý, trang nghiêm.

Trong văn hóa, hình tượng rồng thường được liên kết với những linh vật khác như Sư tử, ngựa, kỳ lân (phương tây), rắn thần, hươu nai…những loài vật này luôn ẩn chứa sức mạnh và bản lĩnh đặc biệt, bởi vậy sự uy nghiêm, tôn quý của rồng càng được nâng cao. Trưng bày tượng rồng trên bàn làm việc hoặc dùng làm quà tặng giúp thể hiện khí chất dũng mãnh, uy nghiêm.

4, Cát tường, phồn vinh thịnh vượng

Tượng đầu rồng thời Lý mang ý nghĩa tượng trưng rõ nét về thịnh vượng, phồn vinh. Tượng đầu rồng thời Lý mạ vàng 24k - TR10
Tượng đầu rồng thời Lý mang ý nghĩa tượng trưng rõ nét về thịnh vượng, phồn vinh. Tượng đầu rồng thời Lý mạ vàng 24k – TR10 (nhấn lên hình ảnh để xem sản phẩm)

Linh vật rồng trong văn hóa phương Đông cũng như Việt Nam có thể mang đến mưa gió, nguồn nước dồi dào, đóng góp quan trọng cho mùa màng bội thu, đời sống con người nhờ vậy trở nên ấm no sung túc, phồn thịnh. Biểu diễn múa rồng là nghi thức phổ biến trong dân gian, điều này vừa thể hiện sự tôn kính, sùng bái rồng và cũng đồng thời cầu mong những điều may mắn, thịnh vượng.

5, Xua đuổi tà khí, rủi xui

Linh khí và sức mạnh của rồng lớn, có thể át chế, trấn tà, xua đuổi ma quỷ, bảo vệ và che chở cho người ở bên. Ý nghĩa tượng trưng này của rồng đã được những người nghệ nhân sử dụng trong thể hiện hình tượng linh vật Kỳ lân (phương Đông). Hầu hết những bức tượng kỳ lân đều được thiết kế, chế tác với đầu mang dáng dấp của rồng. Linh vật này thường được đặt trước cửa lớn, cửa nhà với mong muốn bảo vệ gia đình được bình an, xua đi tà khí xâm phạm. Điều đó cho thấy ý nghĩa của rồng trong trấn tà.

Một ngôi nhà có lỗi phong thủy, tượng rồng vàng thường được dùng để lấp vào những vị trí khuyết thiếu, giúp năng lượng không gian sống được cân đối hài hòa.

6, Nguồn cội của người Việt Nam

Mỗi người con nước Việt khi sinh và lớn lên đều tự hào bản thân là nòi giống, con cháu của Tiền rồng. Dù hàng ngàn năm lịch sử đã qua đi, tục lễ thờ vua tổ Hùng vương vẫn được người dân nước ta gìn giữ phát huy. Điều đó không chỉ thể hiện truyền thống tôn thờ, kính bái các vị vua tổ đã có công tạo dựng đất nước, mà còn ngụ ý gợi nhắc về nguồn cội con rồng cháu tiên.

Bởi lẽ vậy, hình tượng Rồng trong xuyên suốt chiều dài lịch sử nước Việt luôn mang ý nghĩa văn hóa quan trọng, có giá trị riêng so với rồng các quốc gia khác.

Rồng được coi là cội nguồn tạo nên sự phát triển hưng thịnh của con người cũng như đất nước Việt Nam.

Tượng rồng thời Lý mạ vàng 24k - TR01 khắc họa dòng tượng được cho là đẹp nhất trong tất rồng của lịch sử Việt Nam
Tượng rồng thời Lý mạ vàng 24k – TR01 khắc họa dòng tượng được cho là đẹp nhất trong tất rồng của lịch sử Việt Nam (nhấn lên hình ảnh để xem sản phẩm)

Tượng rồng vàng đẹp trưng bày, làm quà tặng

1, Tượng rồng vân long khai lộc mạ vàng 24K

Bức tượng thoát lên khí phách hiên ngang, uy dũng, đồng thời là biểu tượng đại diện cho phú quý sang giàu, có ý nghĩa phong thủy giúp cải biến vận mệnh của gia chủ ngày càng hưng hịnh, khang ninh.

Thân mình bức tượng rồng được người nghệ nhân tài hoa khắc họa điêu luyện, tạo nên thế cuộn dũng mãnh, đuôi mở ra hướng lên cao đại diện cho sự linh hoạt, sẵn sàng ứng biến. Miệng rồng nhả ngọc phun châu từ xưa nay vốn đã là hình tượng của phú quý, phước lành may mắn’; Vòi rồng, bờm rồng vút lên cao, bay về phía sau không những biểu thị cho thăng tiến mà còn chứa đựng ý nghĩa cát tường, phước lành.

Một điểm nhấn mạnh hơn nữa trong bức tượng rồng vân long khai lộc mạ vàng này là sóng nước được cách điệu thành chiếc gậy như ý đỡ lấy toàn bộ thân mình rồng. Trong tín niệm người Phương Đông, trượng như ý tượng trưng cho quyền lực, học thức, sự may mắn, người sở hữu gậy như ý có thể nhận về nhiều hơn sự may mắn, cát tường.

Tượng rồng vân long khai lộc kết hợp với trượng như ý mạ vàng 24K giúp tài lộc, vận khí người sở hữu hay người được nhận món quà này càng thêm hưng thịnh, phú quý diên niên.

2, Tượng rồng ‘phun châu nhả ngọc’ mạ vàng 24K

Tượng rồng phun châu nhả ngọc mang đến tài lộc phú quý - phuctuonggold-com
Tượng rồng phun châu nhả ngọc mang đến tài lộc phú quý

Theo quan niệm người xưa, Rồng phun châu nhả ngọc được coi là hình tượng đại diện cho phú quý sang giàu và trường thọ. Ngọc (châu) vốn là tinh túy mang đến nguồn sống, sự mạnh khỏe của rồng; trong phong thủy ngọc ẩn chứa nguồn năng lượng tốt lành giúp củng cố, gia tăng tài vận cho người sở hữu. Bức tượng rồng nhả ngọc phun châu này ngoài tượng trưng cho phú quý, thì còn khắc họa sắc nét thế cuộn hùng dũng, mạnh mẽ, tạo nên nguồn vượng khí lớn cho không gian trưng bày.

Bên cạnh thân mình cuồn cuộn của rồng, đuôi rồng giương cao tượng trưng sự linh hoạt, khí chất hiên ngang cao quý. Đầu rồng hội tụ đủ đầy những chi tiết tốt đẹp đặc trưng: Sừng rồng, râu rồng, tai, bờm rồng…

3, Rồng thăng tứ hải mạ vàng 24K

Tượng rồng thăng tứ hải mạ vàng 24K - phuctuonggold-com
Tượng rồng thăng tứ hải mạ vàng 24K

Thế rồng uy nghi, tay cầm châu giương về phía trước ngụ ý trao tài gửi phúc, mang đến nhiều may mắn thành công cho người sở hữu. Ngoài ra để bức tượng thoát lên khí chất mạnh mẽ, bền bỉ vững vàng, bức tượng được thiết kế chân rồng áp sát mặt đế mà không làm mất đi thế bay của ‘Rồng thăng tứ hải’.

Trên thân mình rồng đính một chữ Phúc – 福 tiếng Hán (khách hàng đặt tượng tùy chọn tiếng Việt hoặc tiếng Hán) để gửi gắm thông điệp hạnh phúc bình an, phước lành sung túc. Chữ Phúc cũng tạo nên thế cân đối giữa đuôi và đầu rồng để phần giữa không trũng xuống, giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho tượng rồng.

Đầu rồng được chú trọng nhấn mạnh khi khắc họa đầy đủ các chi tiết: Râu rồng ( trường thọ), mũi rồng (phú quý), mắt rồng uy nghiêm…

4, Tượng Rồng vạn sự như ý mạ vàng 24K

Bức tượng rồng vạn sự như ý mạ vàng 24K - phuctuonggold-com
Bức tượng rồng vạn sự như ý mạ vàng 24K

Bức tượng rồng là sự kết hợp của trượng (gậy như ý), nén vàng thỏi bạc và linh vật rồng cầm chầu đang trong thế bay hướng về phía trước. Trong phong thủy, trượng như ý đại diện cho quyền uy, vị thế của bậc quân vương và người có tiếng nói trong xã hội. Gậy như ý còn là biểu tượng của sự bình an, hanh thông, vì vậy tượng rồng đặt trên gậy như ý mô tả sự thuận lợi của công danh sự nghiệp, bình an trong sức khỏe.

5, Tượng Rồng ‘hồng nghiệp thăng phi’ mạ vàng 24K

Tượng rồng Hồng nghiệp thăng phi - phuctuonggold-com
Tượng rồng Hồng nghiệp thăng phi

Tượng rồng ‘hồng nghiệp thăng phi” có ý nghĩa biểu trưng cho sự tăng tiến, phát triển của sự nghiệp hay cuộc sống ở mức độ rất lớn, nhanh chóng.

Hồng nghiệp tượng trưng cho sự nghiệp vĩ đại, to lớn, mà “thăng phi” có nghĩa là phát triển thịnh vượng một cách vượt trội. Bởi vậy ẩn ý “hồng nghiệp thăng phi” được gửi gắm trong bức tượng rồng mạ vàng 24K này muốn truyền tải chính là công việc, cuộc sống sẽ phất lên mạnh mẽ, khó ai có thể theo kịp.

Hình thể mỹ thuật của tượng rồng thể hiện vòng vô cực số 8 khi thưởng lãm từ góc nhìn trực diện. Như đã biết, số 8 không chỉ đại diện cho phát tài phát lộc, mà còn ngầm chỉ một sự tái sinh vô tận, mang đến thịnh vượng trường tồn.

6, Rồng vàng cát tường ngự mây (mạ vàng 24K)

Tượng rồng vàng cát tường ngự mây cầm ngọc - phuctuonggold-com
Tượng rồng vàng cát tường ngự mây cầm ngọc

Trong 4 loài linh vật cát tường, may mắn: Long, Lân, Quy, Phượng, chỉ có Rồng (Long) là loài có sự gắn kết chặt chẽ với mây – một biểu tượng đại diện cho khát vọng, đam mê và thăng tiến bay xa, bay cao. Rồng có thể bay cả trên không và dưới nước, khi rồng vụt lên khỏi mặt nước hướng về trời cao, ấy là ngụ ý chỉ sự phát triển, thành công.

Khí chất hiên ngang ngút trời được những người nghệ nhân thể hiện trọn vẹn khi toàn bộ thân và đuôi rồng uốn mình uyển chuyển trong không trung. Một điểm tựa nhỏ giữa những tầng mây và thân rồng chạm vào nhau, tạo nên vẻ đẹp tinh tế choáng ngợp trong không gian. Có thể nói trong tác phẩm rồng này, tinh thần, khí chất và sự thăng tiến được thể hiện rõ nét.

7, Tượng rồng dũng mãnh, uy nghi mạ vàng 24K

Tượng rồng cầm ngọc dũng mãnh, uy nghi - phuctuonggold-com
Tượng rồng cầm ngọc dũng mãnh, uy nghi

Bức tượng chế tác phần cổ rồng vươn ra uy dũng, tạo thành thế trụ đỡ lấy đầu rồng, kết hợp ngọc rồng giúp phần trước của bức tượng cân đối, trong khi nửa thân sau là chân rồng và đuôi rồng kéo dài ra xa tạo nên sự linh hoạt.

Miệng rồng mở ra hướng về phía Ngọc mang ý nghĩa của giàu có phú quý. Chất liệu vàng 24K mạ trên bản phôi cao cấp vừa mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ cho không gian, và cũng đồng thời củng cố, tương sinh với thông điệp tài lộc ẩn ý trong búc tượng.

8, Tượng rồng vàng dũng mãnh

Tượng rồng vàng dũng mãnh - phuctuonggold-com
Tượng rồng vàng dũng mãnh

4 Chân của rồng ngự trên chân đế hình khối chữ nhật ngang được cách điệu lấy nguồn cảm hứng từ mây, tạo nên thế đi dũng mãnh phi thường.

Trong văn hóa phương Đông cũng như phương Tây, linh vật rồng luôn được xem là biểu tượng của sức mạnh, lòng dũng cảm, có bản lĩnh phi thường. Đối với người Việt Nam, rồng đại diện cho thần linh, mang đến phước lành, vì thế hình ảnh một linh vật rồng uy dũng, phong thái hiên ngang sẽ mang đến những điều tốt lành một cách chắc chắn, vững vàng cho người sở hữu.

9, Tượng rồng hưng thịnh mạ vàng 24K

Tượng rồng hưng thịnh mạ vàng 24K - phuctuonggold-com
Tượng rồng hưng thịnh mạ vàng 24K

Người phương Đông quan niệm rồng hình tượng linh vật đại diện cho thế lực siêu nhiên, gắn liền với sức mạnh của trời đất, bởi thế mà rồng chứa đựng những năng lực siêu nhiên có thể tương trợ con người phát triển mạnh mẽ, đưa sự nghiệp – cuộc sống đi tới ngưỡng bậc định cao, thịnh vượng.

Bức tượng thể hiện linh vật rồng tay ôm ngọc, đầu, miệng và đuôi rồng hướng lên biểu đạt sự thịnh vượng, thành công.

10, Tượng rồng vàng ‘hùng thăng’

Tượng rồng vàng hùng thăng - phuctuonggold-com
Tượng rồng vàng hùng thăng

Người xưa tin rằng rồng là loài vật có thật dù chúng rất hiếm khi thấy trong tự nhiên, có rất ít tài liệu rồng có thật, song văn hóa rồng tượng trưng cho ‘hùng thăng’ được con người đặc biệt coi trọng, tín sùng.

Bức tượng được nghệ nhân khắc họa linh vật rồng với thân mình uy dũng như đang vươn lên bay vào trời cao; hai chân và đuôi tạo thành thế 3 điểm tiếp giáp mặt phẳng vững vàng, trong khi mắt rồng nhìn về phía xa, miệng rồng há tạo nên phong thái hiên ngang, khí chất.

Truyền thuyết về rồng

1. Châu Á

Hình tượng rồng trong truyền thuyết của người Châu Á có hình dáng thường được miêu tả là có thân dài, mình vảy, không có cánh, và đôi khi có bờm sư tử hoặc sừng hươu. Tuy hình dáng này có thể thay đổi theo từng vùng địa lý và truyền thống văn hóa, nhưng ý nghĩa mà nó đại diện vẫn được coi là đặc trưng của vua chúa, quyền uy tối thượng và là linh vật đứng đầu trong tứ linh.

Rồng đi mây về gió
Rồng đi mây về gió

Rồng luôn là một biểu tượng văn hóa đặc trưng và mang ý nghĩa sâu sắc đối với người Châu Á. Trên khắp lục địa này, rồng được coi là một linh vật quan trọng, đại diện cho sự mạnh mẽ, quyền lực và tinh thần kiên cường.

Đối với người Châu Á, rồng không chỉ là một hình ảnh huyền bí trong truyền thuyết và truyền thống, mà còn là biểu tượng của sự uy nghiêm, quyền lực và tầm quan trọng của gia đình và cộng đồng. Rồng thường được coi là linh vật bảo hộ, mang lại may mắn, sức mạnh và sự thành công. Nó là sự tượng trưng cho sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

Trong nghệ thuật và kiến trúc, hình ảnh rồng thường xuất hiện trên các cột đền đài, cổng thành và các công trình kiến trúc quan trọng khác. Rồng cũng là một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật truyền thống của nhiều quốc gia Châu Á, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến Việt Nam và Ấn Độ. Hình tượng rồng thường được sử dụng để truyền tải thông điệp về sức mạnh, lòng dũng cảm và lòng kiên nhẫn.

Ngoài ra, rồng còn có ý nghĩa về sự phát triển và thịnh vượng. Trong văn hóa phương Đông, rồng thường được liên kết với nước và mùa mưa, đại diện cho sự sinh sôi và sự tiến bộ. Người Châu Á tin rằng, sự xuất hiện của rồng sẽ mang lại một tương lai tươi sáng và hạnh phúc.

2. Châu Âu.

Ở Châu Âu, rồng thường được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ và quyền lực. Chúng đại diện cho sức mạnh vượt trội, khả năng chiến đấu dũng mãnh và khả năng bảo vệ. Trong nhiều câu chuyện cổ tích và truyền thuyết, rồng là những sinh vật hùng mạnh có thể thách thức và đánh bại các anh hùng dũng cảm. Ý nghĩa này thể hiện lòng gan dạ và ý chí kiên cường của con người khi đối mặt với những thử thách khó khăn.

Ngoài ra, rồng cũng có thể tượng trưng cho sự khôn ngoan và tri thức. Trong truyền thuyết Arthur và Thánh Gral, rồng là người giữ chìa khóa của tri thức và sự khôn ngoan vô tận. Việc đối đầu với rồng không chỉ là cuộc chiến tranh với quái vật, mà còn là một cuộc hành trình tìm kiếm sự hiểu biết và trưởng thành. Rồng có thể đại diện cho những khía cạnh tối thượng của con người, khao khát tìm hiểu và khám phá những bí ẩn của thế giới.

Ngoài ra, rồng cũng thể hiện sự kết hợp giữa hai yếu tố trái ngược: thú vị và đáng sợ. Hình ảnh rồng thường gắn liền với một vẻ đẹp huyền bí và sức quyến rũ đáng kinh ngạc. Chúng có thể được tưởng tượng như những sinh vật kiêu sa và đầy sức sống. Đồng thời, rồng cũng đánh dấu sự nguy hiểm và đe dọa. Điều này thể hiện rằng sự quyền lực không phải lúc nào cũng mang tính tích cực và có thể trở thành mối đe dọa đối với con người.

Tóm lại, rồng đối với người Châu Âu không chỉ mang theo hình ảnh đáng sợ và ác quỷ, mà còn có ý nghĩa sâu xa về sự mạnh mẽ, khôn ngoan và sự kết hợp giữa vẻ đẹp và nguy hiểm. Rồng là một biểu tượng phức tạp và đa chiều, thể hiện cả những khía cạnh tốt lẫn xấu của con người và thế giới mà chúng ta sống trong đó.

Tượng rồng trên chân cầu tại Ljubljana, thủ đô của Slovenia.
Tượng rồng trên chân cầu tại Ljubljana, thủ đô của Slovenia.

Rồng có thật sự tồn tại không? 6 Bằng chứng rồng có thật

Để đi tìm câu trả lời xác đáng về hình tượng của Rồng có thật sự tồn tại hay không, chúng tôi đã dày công nghiên cứu các tư liệu khoa học và sử chép, sau đây mời quý bạn đọc và khách hàng cùng tìm hiểu về 10 thông tin được cho là xác thực nhất trong việc chứng minh loài rồng có thật không?

1, Rồng hạ xuống – thời nhà Hạ

Theo sử chép, rồng hạ xuống vào thời nhà Hạ được xem là sự kiện đầu tiên trong lịch sử cho thấy dấu hiệu của Rồng.

Hoàng đế Khổng giáp lên ngôi năm 1879 trước công nguyên, trong thời kỳ trị vì, ông ít quan tâm đến triều chính, chỉ để tâm chuyện quỷ thần, đam mê sắc tửu, các chư hầu khắp nơi nổi lên muốn làm phản. Sử ghi lại, vào một ngày từ trên trời hạ xuống 2 con rồng, một con cái- một con đực, cùng nhau ngự bên ngoài cửa triều (cung).

2, Dấu tích Rồng trong thời hiện đại ở Dinh Khẩu (Liêu Ninh)

Nổi tiếng nhất là sự kiện Rồng rơi ở Dinh Khẩu trong thời hiện đại, người ta phát hiện một con rồng sống tại thượng lưu Điền Trang Đài (Dinh Khẩu).

Con người đã tạo một nơi trú ẩn cho Rồng bằng những tấm thảm cót để che nắng, làm nơi trú ẩn cho nó, gành nước cho rồng. Khi trời mưa lớn, các tăng lữ mỗi ngày đều làm phép siêu độ cho rồng. Trong những ngày mưa lớn, rồng đã biến mất.

Các nhân chứng cho biết, con rồng sống và rồng trong những bức tranh họa không có sự khác nhau, có 4 móng vuốt, vảy, 2 chiếc râu dài trên miệng, đôi mắt to lồi, chiều dài cơ thể khoảng chục mét.

Bằng chứng Rồng có thật trong đời sống - phuctuonggold-com (1)
Bằng chứng Rồng có thật trong đời sống

Con rồng sống xà xuống nhiều hơn 1 lần. Lần rơi thứ hai xảy ra vào ngày 28 tháng 7. Sự việc này được tờ “Shengjing Times” do người Nhật thành lập ghi lại:

  • 28 tháng 7, một con rồng xà xuống rồi bay lên ở Dinh Khẩu, làm lật 3 chiếc thuyền, làm hư hại một nhà máy, 9 người đã chết, làm lật một đoàn tàu đang đậu ở nhà ga.
Nhà máy công xưởng bị phá - phuctuonggold-com
Nhà máy công xưởng bị phá
  • Vào ngày 8 tháng 8, một xác chết có đặc điểm giống con Rồng trong truyền thuyết được tìm thấy trong đám lau sậy cách bờ Liêu Hà khoảng 10km; mùi của nó tanh phảng bay xa, đầu có hai sừng với những chiếc nhánh gạc giống như gạc hươu, có nhiều vảy, trước khi chết phát ra âm thanh như tiếng bò kêu.
Tư liệu về dấu tích xương rồng trong thực tế - phuctuonggold-com
Tư liệu về dấu tích xương rồng trong thực tế

3, Dấu tích Rồng theo Hậu Hán Thư. Ngũ hành Chí

Vào tháng 6, năm thứ nhất của triều đại Linh Đế Quang. Một luồng khí đen bay vào sảnh phía đông của Văn Minh Điện, Bắc Cung, đen trũi, bay lên rồi tạo thành hình con vật dài hơn chục trượng, có đầu, thân mình năm màu, dáng như Rồng. (1 trượng theo cách tính hiện đại bằng 3.3 m).

Năm Kiến An thứ 24 của nhà Đông hán, Rồng vàng xuất hiện ở Xích Thủy, Vũ Dương, ngự lại 9 ngày thì rời đi. Người đời đã xây miếu, lập bia thờ.

Bia thờ rồng được cho là một trong dấu tích chứng minh người xưa đã nhìn thấy rồng trong đời sống thực tế - phuctuonggold-com
Bia thờ rồng được cho là một trong dấu tích chứng minh người xưa đã nhìn thấy rồng trong đời sống thực tế

4, Dấu tích Rồng theo Tấn Thư

Vào tháng 4 năm thứ nhất Vĩnh Hòa thuộc triều đại Đông Tấn (năm 345 sau Công nguyên), Mộ Dung Hoàng, Thái Tổ nước Yên, đã tế rồng: “Lúc bấy giờ, có một con rồng đen và một con rồng trắng ở Long Sơn. Mộ Dung Hoàng trực tiếp dẫn quần thần đến xem, ông đứng cách rồng 200 bước, bái lạy rồng. Sau khi về cung, đổi tên thành Hòa Long, lập chùa Long Tường Phật Tự trên núi.

Trong hình là ngôi chùa Long Tường Phật tự nằm trên núi - phuctuonggold-com
Trong hình là ngôi chùa Long Tường Phật tự nằm trên núi

5, Dấu tích Rồng theo Đường Niên Bổ Lục

Cuối năm Hàm Thông nhà Đường, một con Rồng xanh rơi xuống Đồng Thành, chết ngay ở đó do vết thương lớn ở cổ họng, rồng dài hơn 10 trượng, nửa thân nửa đuôi, phần đuôi dẹt. Vảy của nó giống như vảy cá, có hai sừng trên đầu, miệng dài hai trượng, dưới bụng có chân, trên trân có lớp màng đỏ.

6, Dấu tích Rồng: Năm Thiệu Hưng thứ 32, Nam Tống

Phát hiện một con Rồng ở bên hồ Thái Bạch. Rồng có vảy to, râu dài, bụng trắng và lưng xanh, trên lưng có vây, hai sừng nhô cao trên đầu, dù đứng rất xa vẫn ngửi thấy mùi tanh. Dân chúng trong vùng dùng chiếu phủ lên thân mình nó, quan phủ địa phương cho người tế bái. Qua một đêm giông bão, con rồng biến mất, để lại một rãnh sâu nơi nó đã nằm.

Những lưu ý khi bài trí tượng rồng

1. Tuổi, mệnh

a. Tuổi

Trưng bày tượng rồng thường được liên kết với văn hóa và niềm tin Trung Quốc. Trong chiêm tinh Trung Quốc, cung hoàng đạo và độ tuổi đều được xem xét để xác định thời điểm đáng mừng và không đáng mừng cho việc trưng bày các biểu tượng rồng. Trong phong thủy, tượng rồng được coi là biểu tượng của quyền lực, uy tín và sức mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với việc sở hữu tượng rồng trong không gian của mình. Có ba tuổi không nên trưng bày tượng rồng theo quan niệm phong thủy đó là tuổi Sửu, Mùi và Tuất.

Tuổi Sửu, Mùi và Tuất có một tứ hành xung gọi là “Thìn – Tuất – Sửu – Mùi”. Trong chu trình này, tuổi Thìn nằm gần với tuổi Sửu, Mùi và Tuất và có thể gặp khắc hoặc kỵ với chúng. Do đó, người tuổi Thìn cần cẩn trọng khi quyết định trưng bày tượng rồng trong không gian của mình.

Trái lại, tuổi Thân, Tý và Thìn (sinh năm: 1956, 1980, 1998, 2004, 2028; 1948, 1960, 1984, 2008, 2032; 1952, 1964, 1988, 2000, 2024, 2036) được xem là thích hợp để sở hữu tượng rồng trong phong thủy. Những người tuổi này có thể sử dụng tượng rồng để thể hiện cái tôi cá nhân và khẳng định quyền lực của bản thân.

Tượng con rồng mạ vàng 24k- TR03
Tượng rồng mạ vàng 24k cao cấp – TR03

b. Mệnh

Người mệnh Thổ có thể trưng tượng rồng để biểu thị quyền lực, lãnh đạo và may mắn. Trong phong thủy, đặt tượng rồng trong nhà hoặc trên bàn làm việc có thể mang lại những điều tốt lành cho gia đình và cả người làm kinh doanh.

Tuy nhiên, người mệnh Hỏa không nên đặt tượng rồng vì tính chất nhiệt huyết và năng động của họ. Đặt tượng rồng có thể tăng cường năng lượng Hỏa và gây thiếu cân bằng. Thay vào đó, họ nên xem xét sử dụng linh vật khác như hình tượng Phượng Hoàng để cân bằng yếu tố phong thủy.

Tuy việc trưng bày tượng rồng có thể mang lại lợi ích, nhưng nên luôn cân nhắc kỹ lưỡng và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia phong thủy sẽ giúp đảm bảo sự hài hòa và cân đối trong không gian của bạn.

2. Hướng

Tượng Rồng trong phong thủy đại diện cho quyền lực, tài lộc và may mắn. Để trưng bày tượng Rồng phong thủy tại nhà, có những hướng dẫn cụ thể. Trong phòng khách, đặt tượng Rồng để thu hút năng lượng tích cực và cân bằng không gian. Trên bàn làm việc, tượng Rồng giúp công việc suôn sẻ và tạo sự hòa hợp trong mối quan hệ làm ăn. Đặt tượng Rồng ở bàn thờ để bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ thành công và thu hút tài lộc. Hướng Nam hoặc hướng Tây Bắc là hướng phù hợp để trưng bày tượng Rồng, mang lại may mắn cho gia chủ.

Cửu Long tranh châu – Ý nghĩa ẩn sau

Cửu Long tranh châu (tiếng Hán – 九龙戏珠) thường được nhiều người biết đến là một bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật thể hiện các linh vật rồng tranh châu.

Tuy nhiên ý nghĩa thực sự của Cửu Long tranh châu lại là một triết lý, học thuyết phong thủy của văn hóa phương Đông. Từ góc nhìn phong thủy học, cửu long tranh châu là một cách bố trí địa hình, thế cục lý tưởng, trong đó 9 con rồng (được tượng trưng bởi những đặc điểm địa lý, núi) quy tụ ở một điểm. Điểm này là nơi tập trung sự may mắn, phú quý tài lộc.

Cửu long tranh trâu mạ vàng 24K đẹp tinh xảo - phuctuonggold-com
Cửu long tranh trâu mạ vàng 24K đẹp tinh xảo

Kiểu bố cục địa thế như vậy được xem là cảnh giới cao nhất trong phong thủy – mang ý nghĩa “Thập phương lai tài”. Mọi tiền tài, của cải ở tám phương bốn hướng đều tập trung hội tụ tại một điểm.

Trong các trường hợp khác nhau khai niệm cửu long tranh châu được sử dụng theo nhiều cách, ví dụ hệ thống tiêu thoát nước của một quận, thành phố,…cũng có ý nghĩa tương tự; hay như lấy một địa danh làm thị trấn trung chuyển giữa các địa phương cũng mang ý nghĩa của “cửu long tranh châu”.

Một cách sâu xa, cửu long tranh châu không chỉ là một bức tranh nghệ thuật, mà trong đó ẩn chứa những huyền cơ, mang đến tiền tài, phú quý và những điều thuận lợi theo nhiều cách thực tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
-->