Ý nghĩa phổ biến của câu thành ngữ Đại Cát Đại Lợi (chữ Hán – 大吉大利) là chỉ sự Cát tường, tốt đẹp, thuận lợi trong cuộc sống và công việc ở một mức độ rất cao. Song nội hàm thực sự sâu xa của câu nói chỉ sự phát triển, tăng tiến một cách chầm chậm, từng bước (bền vững), báo hiệu tiền tài vận may đang đến nhưng để đạt được những thành công thực sự to lớn đúng như chữ “Đại” trong câu thì cần quá trình nỗ lực bền bỉ của mỗi người.
Tại sao lại có sự “chênh” giữa ý nghĩa thực sự của câu “Đại Cát Đại Lợi” với hình thức chữ viết cũng như lời nói, bởi khi nhìn vào chữ Đại trong câu thì có nghĩa là rất nhiều, rất lớn. Lý do thực sự, Phúc Tường Gold sẽ gửi đến bạn trong hồi sau (phần Kinh Dịch luận bàn về Đại Cát Đại Lợi).
Kế tiếp mời bạn cùng xem đầy đủ những ý nghĩa của câu thành ngữ nổi tiếng, các hàm ý này chính là tinh túy sâu sắc bên trong, khiến mọi người sưu tầm các tác phẩm tranh thư pháp và phong thủy về Đại Cát Đại Lợi.
Mục lục
Những ý nghĩa lớn sâu sắc của câu Đại Cát Đại Lợi
1, Thuận lợi
Thuận lợi có nghĩa là không có hoặc có ít khó khăn trong quá trình phát triển sự nghiệp, công việc và cuộc sống, tức là quá trình phát triển diễn ra suôn sẻ, không gặp phải những trở ngại từ người khác hoặc nếu có thì cũng không nhiều và dễ dàng khắc phục.
Trong câu thành ngữ “Thuận lợi” được thể hiện thông qua chữ “Lợi”, chữ này không có nghĩa là Lợi ích (lợi nhuận, lợi lộc) mà mang hàm ý là sự thuận lợi của quá trình giải quyết sự việc.
2, Cát tường
Trong văn hóa Phương đông cũng như ở Việt Nam, Cát Tường được sử dụng phổ biến, mang ý nghĩa chỉ sự may mắn, hạnh phúc, tốt đẹp trong cả công việc và đời sống, sức khỏe. Hàm ý của Cát tường rộng nên được dùng trong nhiều trường hợp. Đại Cát Đại Lợi mang ý nghĩa cát tường và thể hiện qua chữ “Cát”.
3, Lời chúc phúc, chúc thành công
Nhiều người dùng câu thành ngữ “Đại Cát Đại Lợi” để chúc nhau trong những dịp như khai trương công ty (cửa hàng), ngày lễ trọng đại của một người, dịp năm mới… Chữ Đại trong câu được lặp lại 2 lần đã khiến mọi người tin rằng ý nghĩa của câu truyền tải phúc lớn, lộc lớn, tiền tài nhiều.
Một cách đúng đắn, khi dùng câu thành ngữ này để chúc nhau có nghĩa là chúc những điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai, sự nghiệp và cuộc sống dần phát triển.
4, Mới khởi sắc, chớm thành công
Bắt đầu có những khởi sắc, thành tích, kết quả – đây là một trong những ý nghĩa chính của câu Đại Cát Đại Lợi. Hàm ý này gắn liền với ý nghĩa thứ năm dưới đây.
5, Là quá trình chuyển dịch của sự việc, sự vật
Chữ Đại trong câu thành ngữ thể hiện một quá trình dài, rộng trong nỗ lực phấn đấu của con người để có được công danh sự nghiệp như mong muốn. Đại Cát Đại Lợi nghĩa là thành công sẽ đến như một quá trình, thay vì ngẫu nhiên đến.
Trong phần Kinh dịch luận bàn về Đại Cát Đại Lợi, mời bạn cùng tìm hiểu sâu sắc ý nghĩ này.
6, Nhắc nhở con người tu thân, rèn luyện trí tuệ cũng như năng lực
Những thành quả tốt đẹp không nghiễm nhiên đến mà cần thông qua sự rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Chỉ khi có đủ tố chất và trí tuệ mới xây được nền tảng đưa con người đến đỉnh cao của sự nghiệp, cuộc sống.
Để hiểu về cái lợi của việc tu thân dưỡng tính sẽ đem đến kết quả tích cực như thế nào. Mời bạn cùng xem quan điểm của Khổng Tử bàn về những yếu tố tạo nên sự cát tường, may mắn, thành công.
Quý khách hàng đặt mua và thiết kế tranh thư pháp mạ vàng 24K với câu thành ngữ Đại Cát Đại Lợi (tiếng Việt, tiếng Hán) hoặc chữ khác, có thể liên hệ theo số điện thoại cuối website này.
Khi liên lạc, bạn có thể bày tỏ những quan điểm và cảm xúc muốn đưa vào tranh. Nghệ nhân của Phúc Tường Gold sẽ dựa trên suy nghĩ của bạn để thiết kế, tạo nên tác phẩm tranh vừa đáp ứng yêu cầu riêng, lại vừa thể hiện giá trị phong thủy chung. Vào những dịp khách đến chơi nhà, bạn có thể tự tin giới thiệu về ý nghĩa và tư tưởng của mình được khắc họa trong tranh như thế nào.
Ngoài ra, nếu tranh được tặng cho đối tác, khách hàng, sẽ là cách tinh tế để “lấy lòng” đối phương, bởi tranh thể hiện được suy nghĩ cũng như tầm nhìn của đối tác, từ đó giúp hình tượng bạn khắc sâu trong ý nghĩ người nhận quà.
Đại Cát Đại Lợi từ cách hiểu và góc nhìn của Khổng Tử
Làm sao để có được Đại Cát đại Lợi theo cách thực tế nhất, mà không phải dùng đến những phương pháp mê tín. Ông không chủ trương hướng con người con người làm theo những điều “huyễn hoặc” để có được vận may, sự tốt đẹp, viên mãn hay hạnh phúc. Những điều này chỉ có thể đạt được bằng lối sống và cách đối nhân xử thế phù hợp trong thực tế.
Những quan điểm sau đây của Khổng Tử sẽ cho chúng ta thấy con đường đi tới Đại Cát Đại Lợi cần chúng ta làm những gì.
1, Khổng Tử nhấn mạnh sự chính trực và ngay thẳng của con người
Sự cát tường (trong Đại cát Đại Lợi) sẽ có được khi một người có được lòng tin và sự tôn trọng từ người khác. Khổng Tử chỉ ra, khi một người trung thực, ngay thẳng thì có thể thu hút sự giúp đỡ, ủng hộ từ người khác, bởi họ đã nhận được sự tin tưởng trong các mối quan hệ đối nhân xử thế (mối quan hệ bạn bè, người thân,…).
Trung Thực không chỉ dừng lại trong sự đối đãi với người khác, mà còn phải trung thực và ngay thẳng với chính bản thân mình. Sự chính trực ở cả hai phía sẽ thúc đẩy bản tính con người trở nên tốt đẹp hơn, nó xuất phát từ trong chính nội tâm mà không phải là sự giả tạo cho người khác thấy.
Chỉ những mối quan hệ dựa trên trung thực mới có thể bền vững, tồn tại lâu dài, trở thành ánh sáng dẫn đường đưa chúng ta đến với cơ hội và sự thành công nhiều hơn trong cuộc sống.
Vậy làm thế nào để thể hiện sự thành thực, ngay thẳng?
1.1, Giữ đúng lời hứa
“Luận Ngữ của Khổng Tử” nói: Lời nói phải đúng, việc làm phải có kết quả. Khi đối ứng với người khác phải giữ đúng lời nói của mình thì mới được mọi người chào đón.
Nếu không giữ lời hứa, không làm theo những gì mình đã nói thì không thể nhận được sự tôn trọng, trở thành người bị bài xích, cô lập, những điều này không mang lại lợi lộc cho cuộc sống và sự nghiệp trong tương lai, may mắn hay cát tường theo đó mà xa lánh người.
Những lời như “Ra tay gạo xay ra cám”, “Chưa làm thì thôi, nếu đã làm thì…”, “Trong 5 giây là xong”, “Búng móng tay là xong…” trong nhiều trường hợp đây đều là những cách nói quá về thực tế và năng lực. Không cần nói “khoa trương”: nhưng sẽ hoàn thành công việc, đây là mấu chốt quan trọng thể hiện sự thành thực.
1.2, Ít hứa hẹn hơn để hướng đến Đại cát đại lợi
“Lão Tử” (bậc tiền bối của Khổng Tử) nói: Hứa hươu hứa vượn, chính là người thường xuyên hay hứa với người khác nhất định có điều không đáng tin.
Sự tin cậy của một người có những giới hạn nhất định, khi chưa hứa lòng tin vẫn đủ đầy, người khác vẫn dành sự tôn trọng cho bạn. Nhưng đã hứa mà không hoàn thành thì sẽ in trong lối nghĩ của người khác hình ảnh về sự thiếu trung thực, lòng tin bị mất đi.
Bởi vậy, hứa ít và giữ đúng lời hứa có mối quan hệ tương hỗ nhau. Người trung thực thường hành ngôn kiệm lời, họ cũng ít khi hứa hẹn để khi vì những lý do khách quan chưa thực hiện được, họ mất đi lòng tin.
Càng trung thực, sẽ càng chú trọng vào hành động, lời nói đi kèm hoặc theo sau. Đây cũng là thông điệp chính được thể hiện trong Kinh Dịch, khi bàn về Đại Cát Đại Lợi (những thành công và sự may mắn có được đến từ những nỗ lực thực tế).
1.3, Biết sai thì sửa là tiền đề của Trung thực
Người mấy ai không có lỗi, nếu bạn có thể sửa chữa lỗi sai của mình trong quá khứ thì không gì tốt đẹp hơn thế. Tất cả chúng ta đều là con người, vào những khoảnh khách nào trong cuộc sống cũng có thể mắc phải lỗi lầm, nhưng nếu có thể sửa chữa kịp thời thì đó là đức tính của Trung thực. Lỗi sai khi được sửa, sẽ giúp con người trở nên tốt đẹp, từ đó mà sinh Đại cát đại lợi.
Trong khoảng 10 năm gần đây, hệ thống chính trị và pháp luật của nước ta có những chuyển biến tích cực rõ ràng, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ và xử lý “quan tham”. Mục đích sau cùng của những thay đổi đó nhằm mang lại một nền chính trị-kinh tế trong sạch, thiết công vô tư, giảm bớt những lỗi sai và điều chưa hoàn thiện, qua đó có được niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, đưa đất nước ngày một phát triển.
Kết quả thực chứng nhất của những thay đổi mà Việt Nam thực hiện trong thời gian qua, là loại ra nhiều thành viên không chính trực, thiếu liêm khiết, cho dù là người có vị trí lãnh đạo cao trong các cơ quan tổ chức của Đảng, nhà nước, qua đó tạo nên sự yên tâm phát triển cho các thành phần kinh tế trong xã hội, mà cụ thể nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong 5 năm trở lại đây liên tục đầu tư, rót vốn vào thị trường nước ta, đây có thể xem là Đại cát đại lợi thu được từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng, nhân dân, và những người lãnh đạo liêm khiết, trung thực.
2, Tu dưỡng bản thân để có được Đại cát đại lợi
Khổng tử đưa ra quan niệm: Người muốn thành công, Đại cát đại lợi phải lấy Tu thân dưỡng đức để tề gia, trị quốc bình thiên hạ, tất cả phải bắt đầu từ chính mình. Bằng cách không ngừng tu dưỡng năng lực, trí tuệ, phẩm hạnh, chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh thực tế của bản thân, nhận được nhiều cơ hội.
Khi đức tính, trí tuệ đã được tu dưỡng, bước tiếp theo chúng ta cần quan tâm đến gia đình, gìn giữ và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa các thành viên.
Gia đình là gốc, là nơi mỗi người thuộc về, vì vậy chăm sóc và quan tâm những người trong gia đình có thể tiếp đà phát huy những phẩm chất tốt đẹp của một người, làm tiền đề cho xây dựng các mối quan hệ bên ngoài xã hội, mở ra nhiều cơ hội cho sự nghiệp, cuộc sống, Đại cát đại lợi vì thế mà đến.
Trong công việc hay đời sống, bất kỳ những thành quả tốt đẹp nào của một người đều xuất phát từ sự tu dưỡng bản thân, rèn luyện trí tuệ, năng lực. Nếu không chăm chỉ tu thân dưỡng tính thì không thể có những hành động đúng đắn, và càng không thể đạt được thành tích. Đại cát đại lợi cũng không thể đến.
Tu thân dưỡng tính có thể bắt đầu với những hành động nhỏ, mỗi ngày đọc thêm 2 trang sách về kiến thức công việc hoặc kỹ năng đối nhân xử thế; đó cũng có thể là giữ lấy sự điềm tĩnh, bớt đi một câu nói nhưng giữ lấy hòa khí trong mối quan hệ gia đình, bạn bè;
Tu thân cũng có nghĩa là rèn luyện sức khỏe thể chất, mỗi ngày chỉ cần đi bộ 500m hoặc tùy theo sức khỏe mà có chế độ luyện tập phù hợp; Khi bản thân tốt đẹp hơn, hãy lan truyền những điều tích cực, hành thiện để mọi người cũng có thể tốt hơn, vì vậy mà nhận được sự ủng và giúp đỡ từ mọi người, công việc hay sự nghiệp sẽ càng thuận lợi. Đại cát đại lợi ắt sẽ tới.
3, Đại cát đại lợi đến từ sự Học
Khổng Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học, ông cho rằng chỉ thông qua việc học hỏi liên tục và tích lũy kiến thức, không ngừng tích lũy tri thức và sự hiểu biết cho bản thân mới có thể thành công trong một xã hội nhiều cạnh tranh. Tích.
Thông qua học tập siêng năng và chăm chỉ, chúng ta mở rộng được tầm nhìn, nâng cao trí tuệ và khả năng của mình. Nếu có tri thức và sự am hiểu, khi gặp khó khăn, thử thách, chúng ta mới bình tĩnh giải quyết, tìm ra giải pháp phù hợp, đạt được Đại cát đại lợi.
Một cách tổng thể, để đi tới thành công, Đại cát đại lợi trong cuộc sống cũng như công việc. Khổng Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực và liêm chính, tu dưỡng bản thân, quan tâm chăm sóc chu đáo mỗi người trong gia đình, không ngừng nâng cao sự học của mình, chỉ khi đó con người mới có thể đạt được sự cát tường, Đại cát đại lợi.
Khổng Tử muốn chúng ta hiểu và thực hành những điều này trong đời sống thực tế, không sáo rỗng hay tự cao. Khi bước đi trên con đường đúng đắn, với thái độ và hành vi phù hợp, chúng ta mới có thể theo đuổi hạnh phúc, thành công và đạt được đại cát đại lợi.
Có thể thấy Đại Cát Đại Lợi không đến với mỗi người một cách tự nhiên, mà là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ, nó có thể đạt được bằng chính sự cố gắng trong thực tế của chúng ta, không cần phải dựa trên những “thế lực thần linh”. Một tác phẩm tranh chữ “Đại Cát Đại Lợi” (tiếng Việt hoặc chữ Hán – 大吉大利) treo trong nhà như sức mạnh truyền động lực, thúc đẩy chúng ta hành động, rèn luyện trí tuệ-năng lực để hướng tới sự thành công, cát tường, và cũng là cách phong thủy để thu hút vận may, tài lộc đến với chúng ta.
Quý khách hàng đặt mua và thiết kế tranh “Đại cát Đại Lợi”, mời liên hệ theo số điện thoại cuối website. Trong quá trình các nghệ nhân của Phúc Tường Gold thiết kế, bạn có thể nêu mong muốn và những chi tiết muốn đưa vào tác phẩm tranh, đội ngũ sẽ lắng nghe và phối kết hợp cùng thẩm mỹ nghệ thuật để tạo nên bức tranh hoàn hảo khi đến tay khách hàng.
Kinh Dịch luận bàn đúng đắn về Đại Cát Đại Lợi
Ý nghĩa gốc của Đại cát đại lợi (大吉大利) trong thời xưa thực ra không giống như ngày nay. Trước đây con người hiểu thành ngữ ngày có nghĩa là sự phát triển và thay đổi rất chậm. Dưới đây xin được dùng Kinh Dịch để làm rõ hơn ý nghĩa sâu xa của câu nói này.
Kinh Dịch Học là một bộ môn khoa học về tư tưởng triết học uyên sâu của Trung Quốc cũng như phương đông, tác phẩm được mệnh danh là một trong 5 Kinh tàng của Trung Hoa. Trải qua hàng nghìn năm, các giá trị tư tưởng của Kinh Dịch được gọt rũa và trở thành tư liệu chính thống cho nhiều nhà nghiên cứu.
Từng câu chữ của Kinh dịch đều cô đọng và súc tích, miêu tả quá trình vận động và biến đổi của vạn vật, mỗi thông tin và quan điểm đều logic hợp lý. Luận giải của Kinh dịch giải thích một vấn đề bằng cả trực quan và ý nghĩ, khi nghiên cứu Đại cát đại lợi hay bất kỳ sự vật, sự việc nào, người học có thể dùng lối nghĩ của mình để thấu hiểu ý nghĩa một cách rõ ràng.
Để hiểu rõ hơn về hàm ý của Đại cát đại lợi trong Kinh Dịch, xin được tách câu thành hai phần: “Đại cát” và “Lợi”. Dưới đây sẽ cùng tìm hiểu nội hàm của từng chữ trong Kinh dịch.
1, Kinh Dịch giải thích về “Đại Cát”
Quẻ 46 – Địa phong thăng trong Kinh dịch , cho thấy vận may của một người liên tục thăng tiến.
Quẻ này có đoạn chép:
Sơ lục: Duẫn thăng, Đại Cát; Tượng Viết: Duẫn thăng Đại cát, Thượng hợp chí Dã. (Nguyên văn câu này trong tiếng Hán – 初六:允升,大吉。象曰:允升大 吉,上合志也).
Nghĩa hán việt câu trên thoạt nhìn được hiểu là: Thăng tiến, Đại cát đại lợi, mọi thứ rất tốt đẹp. Nhưng thực ra ý nghĩa của câu này là: Sự thăng tiến của một người chỉ mới bắt đầu có dấu hiệu đi lên, sẽ cần quá trình rất dài, chầm chậm và liên tục để tích lũy giá trị.
Quẻ cho thấy khi một người bắt đầu chớm mở những thành tích, và để có được những kết quả vượt trội thì đó là một quá trình không hề nhanh như cách hiểu về sự to lớn của Đại cát đại lợi, hàm ý của quẻ cho thấy chỉ khi con người không ngừng nỗ lực, phấn đấu mới có thể đạt được thành tích mong muốn, đại cát và đại lợi không nghiễm nhiên tự đến.
Tại sao hàm ý sâu xa của câu thành ngữ lại có sự khác biệt lớn như vậy khi so sánh với cách hiểu của nhiều người (cho rằng: Tiền tài, công danh sự nghiệp vào như nước, số lượng nhiều).
Để hiểu nội hàm bên trong Đại Cát Đại Lợi, xin được phân tích từng phần trong câu: Sơ lục: Duẫn thăng, Đại Cát; Tượng Viết: Duẫn thăng Đại cát, Thượng hợp chí Dã.
1, Duẫn Thăng (允升), có nghĩa là sẽ thăng tiến. Con đường thăng tiến được mở ra; bắt đầu xuất hiện cục diện của sự thăng hoa.
2, Đại Cát (大吉), tức là sự chuyển dịch cát tường (may mắn, phước lành) chậm chậm, từng bước của “Đại” (sự to lớn).
3, Thượng hợp chí Dã (上合志也), chỉ sự thăng tiến phất lên cần có tính toán lâu dài, phù hợp với thời thế. Trong quá trình đó phải nỗ lực không ngừng nghỉ.
Chí trong “Thượng hợp Chí dã” có nghĩa là chí khí, chí lớn. Một người cần có tầm nhìn và sự dũng cảm để thực hiện những hoài bão to lớn.
Có thể thấy, Kinh Dịch chỉ rõ “Đại cát” trong “Đại cát đại lợi” không mang ý nghĩa thể hiện “Mọi thứ đang rất tốt, rất thuận lợi”, mà ý nghĩa của chữ Đại cát là: Những điều tốt đẹp (may mắn, tài lộc) đang chớm nở, trong tương lai sẽ cần quá trình dài, bền bỉ từng bước thì mới có thể thu được lợi lộc to lớn. Quá trình đó đòi hỏi con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng trí tuệ, năng lực.
2, Ý nghĩa của Lợi (利) trong Kinh dịch
Từ góc nhìn Kinh dịch, Lợi trong Đại cát Đại Lợi được thể hiện ở câu “Nguyên Hanh Lợi Trinh” (元亨利贞). Câu này có nghĩa là sự hình thành quá trình vận động của sự vật. Trong đó Nguyên (元) mang nghĩa: khởi đầu; Hanh (亨) mang nghĩa hanh thông; Lợi (利) – là những điều tốt; và Trinh (贞) – đạt được, sở hữu.
Từ góc nhìn trên, có thể thấy Đại Lợi là một quá trình phát triển (hình thành) trên phạm vi rộng.
Tổng kết các ý nghĩa của Đại cát và Lợi qua hai phần trên. Cho chúng ta biết được ý nghĩa thực sự của câu “Đại cát đại lợi” tức là: Sự hình thành của quá trình mà vạn vật đang thay đổi, ở đây vạn vật có thể là sự nghiệp, tiền tài, công danh, vận may…
Sự hình thành của quá trình thay đổi đổi đó diễn ra chậm chầm, từng bước trên phạm vi rộng, chịu ảnh hưởng của nhiều khía cạnh khác nhau. Đó không phải lợi lộc ngẫu nhiên mà có.
Ngoài ra cần hiểu thêm rằng, chữ Cát trong “Đại Cát” bên cạnh ý nghĩa về sự tốt lành, may mắn thì cũng đi kèm những tai ương, hiểm họa. Hai điều tốt và xấu luôn song hành trong quy luật ứng biến của vũ trụ.
Ví dụ:
- Hạn hán thiên tai, ô nhiễm môi trường đang đến với trái đất trên một phạm vi rộng.
- Một đất nước phát triển nhờ khai thác tài nguyên như dầu, đá quý, sản xuất công nghiệp. Vô hình chung đã khiến môi trường thế giới bị tác động mạnh mẽ.
Bởi vậy Đại Cát Đại Lợi không có nghĩa chỉ nói một quá trình tiến tới những điều tốt đẹp, mà còn ám chỉ những điều tai ương cũng có thể xảy ra. Khi thưởng tranh thư pháp “Đại Cát Đại Lợi”, ý nghĩa này như muốn nhắc nhở chủ nhân cần lưu ý hai mặt tốt xấu của vạn vật.
Câu chúc Đại cát đại lợi hay, ý nghĩa
Đại cát đại lợi là một câu chúc mang ý nghĩa rất cát tường, thuận lợi. Thường được dùng chúc nhau trong cuộc sống, kinh doanh và giao tiếp. Cùng Phúc Tường Gold lưu lại những câu chúc đại cát đại lợi, sử dụng trong nhiều trường hợp sau này.
1, Chúc anh (chị) đại cát đại lợi, thuận buồm xuôi gió, nhẹ bước thanh vân, tỏa sáng thăng tiến như ánh dương mặt trời
2, Chúc anh đại cát đại lợi, khỏe mạnh an khang, thuận buồm xuôi gió, tương lai sáng lạn.
3, Đại cát đại lợi, buôn may bán đắt, tiền vào như nước, bách niên hòa hợp
4, Không biết nói gì hơn, chúc anh (chị) đại cát đại lợ, cung hỷ phát tài, chúc cả nhà hạnh phúc bình an, mạnh khỏe vui tươi.
5, Chúc đại cát đại lợi, ngũ phúc lâm môn, những điều không may gọi là cứ đi hết, may mắn phước lành đến với gia đình.
6, Chúc anh đại cát đại lợi, vạn sự như ý, mọi điều hanh thông.
7, Đại cát đại lợi, trăm điều an yên vui
8, Đại cát đại lợi, một tương lai đầy triển vọng và hứa hẹn
9, Khai trương đại cát, kinh doanh thắng lợi
Tổng kết những câu hỏi về Đại Cát Đại Lợi (大吉大利)
1, Đại cát là gì?
Đại Cát có nghĩa là những điều tốt đẹp, bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, cuộc sống thư thái, yên vui. Những điều này đến trong một quá trình với sự nỗ lực bền bỉ của bản thân.
2, Đại lợi là gì?
Đại lợi có nghĩa là những lợi lộc, lợi ích (bao gồm vật chất, tinh thần), chiến thắng, thuận lợi, thuận buồm xuôi gió, thăng tiến trong sự nghiệp, kết quả tốt đẹp. Những điều này đến từ một quá trình phát triển bền vững chứ không xảy ra ngay lập tức.
Chữ Đại Lợi trong tiếng Hán viết là: 大利 . Trong đó chữ Lợi (tiếng Hán – 利) tạo thành bởi 2 phần: bộ chữ Hòa (禾) và bộ Đao (刀). Ngụ ý chỉ cuộc sống yên bình, thuận lợi, mùa màng bội thu, công việc tiến triển tốt đẹp; khó khăn có thể dễ dàng khắc phục; sức khỏe an khang.
3, Quẻ đại cát là gì?
Quẻ đại cát là một cách gọi chỉ những quẻ tốt đẹp về sự nghiệp, cuộc sống, công việc và nhiều khía cạnh khác trong Kinh Dịch (bộ sách nổi tiếng của Trung Quốc).
Kinh dịch có tổng cộng 64 quẻ thể hiện quy luật của cuộc đời cũng như vạn vật; 64 quẻ kinh dịch được tạo thành từ 8 quẻ bát quái là: quẻ Càn, quẻ Khôn, quẻ Đoài, quẻ Ly, quẻ Chấn, quẻ Tốn, quẻ khảm, quẻ Cấn
Quẻ đại cát chính là chỉ những quẻ tốt đẹp trong số 64 quẻ của Kinh Dịch.
4, Ngày đại cát là gì? Ngày hoàng đạo đại minh cát nhật
Ngày đại cát (ngày hoàng đạo) là ngày tính theo âm lịch, có nghĩa là ngày tốt đẹp, mọi may mắn, thuận lợi, cơ hội sẽ đến vào ngày này. Có 6 ngày đại cát – hoàng đạo lớn trong âm lịch là:
- Ngày Thanh Long
- Ngày Thiên Đức
- Ngày Ngọc Đường
- Ngày Tư Minh
- Ngày Minh Đường
- Ngày Kim Quy
Vào ngày đại cát hoàng đạo, 6 vị thần túc trực, mọi việc đều thuận lợi, rủi xui tà khí bị xua đuổi.
5, Chữ Cát trong tiếng Hán là gì?
Chữ Cát trong tiếng Hán là 吉, cách đọc – jí, có nghĩa là: May mắn, tốt đẹp, hạnh phúc, tốt lành, hòa hợp; chữ Cát (吉) còn mang ý nghĩa chỉ người Thiện, hiền, đẹp (mỹ), cát nhân (người hiền, có tài đức. Nghĩa tiếng anh của chữ Cát là lucky; auspicious; propitious.
6, Ngày Cát là tốt hay xấu?
Ngày cát là ngày tốt và còn được gọi là “Cát nhật”, “Ngày hoàng đạo”, mang ý nghĩa chỉ những điều tốt đẹp, cát tường, thuận lợi diễn ra trong ngày này. Trong ngày Cát, nhiều hoạt động thích hợp diễn ra như cưới hỏi, xuất hành, khởi sự, khai trương, bắt đầu vị trí, công việc mới…
Nguồn gốc của ngày cát xuất hiện từ xa xưa, khi con người quan sát các hiện tượng thiên văn, kết hợp tính toán Kinh Dịch. Người xưa cho rằng, vào ngày đại cát, các vị thần linh ngự ở các phương sẽ xuất hiện, mang đến tài lộc, sự nghiệp, sức khỏe…
Ngày cát được sử dụng từ xưa, cho đến thời hiện đại ngày nay vẫn tiếp tục được duy trì. Người Phương Đông sử dụng ngày cát để mong muốn những khởi đầu mới trong sự nghiệp và cuộc sống thuận lợi, thành công.
7, Ngày hắc đạo là gì?
Ngày Hắc Đạo là ngày được cai quản bởi các vị thần ác, xui xẻo, những điều không may mắn, không thuận lợi có thể sẽ đến vào ngày hắc đạo.
Ngày hắc đạo là một trong số 4 ngày của mỗi tháng (mỗi tháng có 4 ngày hắc đạo). Để tính ngày hắc đạo cần dựa trên ngày tháng tương khắc tương hợp với con giáp.
Ngày Hắc đạo trái ngược với ngày Đại cát (ngày hoàng đạo). Vì vậy trong ngày hắc đạo, người ta không hoặc rất ít tổ chức sự kiện khai trương, cưới hỏi, xây nhà, xuất hành…