Từ xa xưa đến hiện đại, từ phương Đông đến phương Tây, chữ Tín được coi là nền tảng tạo nên sự phát triển bền vững của một quốc gia, mà thành tố quan trọng là mỗi con người của đất nước đó. Người Nhật Bản giữ được chữ tín trong chất lượng sản phẩm nên quốc gia họ hồi sinh như vũ bão sau thế chiến thứ II; Việt Nam nhờ giữ vững lòng tin trong xây dựng hình ảnh đất nước tốt đẹp, mở rộng kết giao với các nước trên thế giới mà từ chỗ nghèo khó những năm 90, đã xây dựng cơ đồ to lớn, ngày nay chính thức bước vào top những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Thế giới. Chữ Tín không chỉ chứa đựng ý nghĩa nhân văn mà trở thành công cụ để phát triển kinh tế, đưa đời sống và sự nghiệp con người hưng thịnh, tốt đẹp hơn.
Không ngẫu nhiên 2 đời Vua nhà Lê trong lịch sử Việt Nam đều sắt son giữ chữ Tín với cùng một người. Khoa thi năm 1442 thời nhà Lê do Nguyễn Trãi làm chủ khảo, Trịnh Thiết Trường có tên trong danh sách 23 người đỗ Đồng Tiến Sĩ, nhưng khi tự nhận thấy thứ bậc chung cuộc không thuộc vào danh sách Tam Khôi (Trạng Nguyên, Thám Hoa, Bảng Nhãn), Trịnh Thiết Trường cương trực khước từ nhận học vị Tiến Sĩ.
Trong lễ xướng danh người đỗ Tiến sĩ, quan trường gọi tên ông đến lần thứ 3 nhưng không thấy thưa, vua Lê Thái Tông hỏi nguyên do, Trịnh Thiết Trường khẳng khái bày tỏ ý chí, mong muốn thi lại lần sau để đạt thứ hạng cao. Vua Lê thấy vậy đặt ra lời hứa vững như Thái sơn: Trịnh Thiết Trường nếu đỗ vào hàng Tam Khôi ở khoa thi sau, thì được cưới công chúa.
Khoa thi Mậu Thìn dưới thời Vua Lê Nhân Tông (do vua cha Lê Thái Tông băng hà sau khoa thi năm 1442 vài tháng), Trịnh Thiết Trường đỗ Bảng Nhãn. Trong buổi vào chầu, vua Lê Nhân Tông đặc biệt chú ý đến ông, dành tặng lời khen và hứa gả công chúa Thụy Bảo (chị gái của Vua). Dù người đỗ Bảng Nhãn họ Trịnh đưa lý do về khoảng cách tuổi tác (ông lúc bây giờ ngoài 60, công chúa 16 tuổi), nhưng vua Lê nhất quyết giữ chữ tín gả công chúa đúng như lời hứa của Tiên đế năm xưa.
Vua Lê Nhân Tông cho rằng, thân là vua của một nước mà bất tín, không giữ lời hứa, há có thể bình thiên hạ, an sinh trị quốc; há có thể mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc cho dân chúng.
Chữ Tín và lời hứa xuyên suốt của 2 đời vua nhà Lê với Trịnh Thiết Trường còn rực sáng, in sâu sử sách, để lại cho hậu thế bài học giá trị về giữ vững lòng tin, bởi chữ Tín không chỉ thể hiện phẩm giá cao quý của con người mà còn là nền tảng, cơ sở tạo dựng sự nghiệp hưng thịnh, cuộc sống an yên dài lâu.
Để những ý nghĩa tốt đẹp của chữ Tín được lan tỏa đến mọi người, nâng cao phẩm giá, hình thành sự nghiệp bền vững với mỗi ai. Phúc Tường Gold cho ra mắt bức tranh chữ “Tín” mạ vàng 24k – CT14 được thiết kế đẹp, công phu, chế tác tỉ mỉ thận trọng; tranh là sự kết hợp giữa lối nghệ thuật thư pháp và phong thủy, giữa chữ và hình tượng cây Tùng cùng đôi câu đối “Tâm thành tín nghĩa, vạn sự cát tường”.
Tác phẩm truyền tải thông điệp về sự bền vững trong sự nghiệp, viên mãn hạnh phúc của cuộc sống, vạn sự hanh thông khi Tín nghĩa và lời hứa được giữ vẹn toàn trong mỗi chúng ta. Mời quý khách hàng di chuyển màn hình lên khu vực hình ảnh mô tả chi tiêt để cùng ngắm nhìn cận cảnh bức tranh và đặt mua tác phẩm tranh chữ “Tín” mạ vàng 24K – CT14. Phúc Tường Gold trận trọng!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.