Lá bồ đề nên đặt ở vị trí trang nghiêm, thể hiện sự thành kính của người sở hữu. Những vị trí thích hợp đặt lá bồ đề là: Phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ, phòng ngủ, bàn làm việc, bàn học, cửa hàng, văn phòng công ty.
Lá bồ đề có ý nghĩa tượng trưng cho trí tuệ, thức tỉnh, lượng cả khoan dung, trừ tà; mang đến phước lộc sang giàu và sự an yên trong tâm thức. Bởi vậy lá bồ đề thường được chọn mua để trưng bày hoặc làm quà tặng người thân, khách hàng, sếp, bạn bè, quà tặng doanh nghiệp…
Để giúp quý bạn đọc nắm bắt và hiểu sâu sắc về giá trị, ý nghĩa cũng như những nơi thích hợp đặt lá bồ đề, Phúc Tường Gold đã dày công nghiên cứu nhiều tư liệu văn hóa của Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Phật Giáo, sau đây mời quý bạn đọc cùng đi sâu vào các kiến thức Lá bồ đề. Quý khách hàng đặt mua lá bồ đề mạ vàng 24K, liên hệ theo số điện thoại, Zalo cuối website.
Mục lục
- Ý nghĩa Lá bồ đề
- Lá bồ đề nên để ở đâu?
- 1, Lá bồ đề đặt ở Phòng khách
- 2, Lá bồ đề đặt trên Bàn thờ
- 3, Lá bồ đề đặt đầu giường
- 4, Lá bồ đề đặt trên bàn làm việc
- 5, Lá bồ đề đặt trên xe ô tô
- 6, Lá bồ đề đính cài trên trang phục (áo)
- 7, Lá bồ đề đặt tại phòng ngủ
- 8, Lá bồ đề đặt tại cửa hàng, văn phòng công ty
- 9, Lá bồ đề đặt trên bàn học
- 10, Lá bồ đề không nên đặt ở những vị trí suồng sã, lỗi phong thủy
- Giá trị, hình tượng Lá Bồ Đề trong đời sống hiện đại và Phật giáo
- Ứng dụng của Lá bồ đề trong cuộc sống, xã hội hiện đại
Ý nghĩa Lá bồ đề
Những ý nghĩa lớn của Lá bồ đề không chỉ thể hiện trong Phật giáo, mà còn biểu đặt trong văn hóa đời sống và thực tiễn. Dưới đây Phúc Tường Gold gửi đến quý bạn đọc những ý nghĩa chính của Lá bồ đề, qua đó giúp bạn yên tâm, tự tin khi chọn lá bồ đề trưng bày hoặc làm quà tặng.
1, Biểu tượng của Trí tuệ và thức tỉnh, thông suốt
2500 trước, Đức Phật ngự dưới gốc cội cây bồ đề với những tán sum suê, người đã ngộ ra chân lý, giáo lý Phật pháp – những tư tưởng về sau đã khai sáng cho con người, phát triển và tồn tại dù hàng nghìn năm lịch sử đã trôi qua..
Lá bồ đề có ý nghĩa là biểu tượng của Trí tuệ, sự thức tỉnh và tỏ tường.
2, Lượng cả, khoan dung, yêu thương
Trong văn hóa đại chúng (không chỉ Phật giáo), lá bồ đề có ý nghĩa Lượng cả, bao dung, yêu thương, gắn kết, bởi cấu trúc của lá trong thực tế giống hình trái tim – là đại diện của sự chân thành, cao thượng, sẵn sàng thấu hiểu, đồng cảm.
Ý nghĩa lớn này của lá bồ đề là lý do nhiều bạn đọc và khách hàng Phúc Tường Gold chọn những chiếc lá mạ vàng tặng bố mẹ, ông bà, vợ chồng, con cái, người thân quen, người đã giúp đỡ và chỉ dạy trên con đường sự nghiệp cũng như học vấn với mong muốn bày tỏ sự kính trọng, biết ơn với tấm long khoan dung, yêu thương và lượng mà mọi người đã dành cho mình.
Nếu chỉ xét về phương diện Phật giáo, lá bồ đề biểu đạt ý nghĩa từ bi, hỉ xả, khoan dung, bởi gắn liền với tấm lòng cao thượng của Đức Phật, dù trong mọi hoàn cảnh, người vẫn luôn che chở, bảo vệ chúng sinh.
3, Trừ tà, xua đuổi ma quỷ và rủi xui, mang lại bình an
Trong tín niệm văn hóa người Việt Nam và phương Đông cũng như khía cạnh phong thủy, lá bồ đề có ý nghĩa lớn xua đuổi ma quỷ, trừ bỏ tà khí, mang lại an khang. Đây là một trong nguyên căn cây bồ đề thường được trồng tại chùa, đình, hoặc những nơi thờ tự.
Tác dụng lá bồ đề giúp xua đuổi tà khí, ma quỷ, đem đến bình an.
4, Tiền đề tạo nên Phước lộc, sang giàu
Lá bồ đề không trực tiếp thể hiện ý nghĩa tài lộc, giàu có, phú quý. Tuy nhiên, lá giàu ý nghĩa biểu tượng và giá trị văn hóa, những yếu tố này là tiền đề vững vàng tạo nên tiền tài và sự thành công.
Trong tín niệm văn hóa, lá bồ đề mang ý nghĩa chính đại diện cho tri thức, trí tuệ, giác ngộ, khỏe mạnh,… những yếu tố này trực tiếp góp phần vào sự thành công của sự nghiệp, cuộc sống mỗi người.
Người trọng trí thức, có thể dùng lá bồ đề như biểu tượng khích lệ bản thân không ngừng học hỏi, tu dưỡng, nâng cao trình độ, tạo nên công danh, tiền tài cho mình.
Bởi vậy lá bồ đề có ý nghĩa là tiền đề sự nghiệp vượng thịnh, tài lộc dồi dào.
5, An yên trong tâm thức
Lá bồ đề gắn liền với hình tượng các nhà tu hành (không chỉ giới ở người đi tu Phật giáo, bao gồm cả người tự tu tập và không đi theo trường phái tôn giáo cụ thể). Cảnh giới của tu hành là sự an yên, bước vào Niết bàn, không tham ái, không toan tính mưu cầu, đạt đến trạng thái thanh bình, yên ả tuyệt đối.
Lá bồ đề mang ý nghĩa hướng con người đi đến trạng thái an yên tuyệt đối trong tâm thức, tinh thần, bởi lẽ đó mà phần thân của lá có vô số đường vân, nhưng lại chỉ có một điểm duy nhất ở phần đuôi hướng thẳng vào không trung – tượng trưng cho cảnh giới cao, hòa vào vũ trụ, tự nhiên.
Lá bồ đề nên để ở đâu?
Những nơi thích hợp đặt lá bồ đề mạ vàng phong thủy là Phòng khách, bàn thờ, cài trên trang phục, cửa hàng, công ty…Lá bồ đề có thể trưng bày dưới hình thức: Tranh, mô hình, biểu tượng, pin cài và nhiều hình thức khác.
1, Lá bồ đề đặt ở Phòng khách
Lá bồ đề trong văn hóa cũng như Phật giáo được được ví như là nơi hội tụ năng lượng tinh hoa của trời đất. Năng lượng ấy sau khi hấp thụ thì tỏa ra và mang đến bình an, phước lành, may mắn cho các thành viên trong nhà.
Lá bồ có thể trưng bày tại phòng khách dưới hình thức là tranh treo tường, treo trên không trung ở vị trí trang trọng, tránh nơi hướng về phía nhà vệ sinh hoặc vị trí lỗi phong thủy.
2, Lá bồ đề đặt trên Bàn thờ
Đức Phật được phật tử thờ cúng, lá bồ đề là biểu tượng của Phật giáo, vì vậy lá bồ đề cũng có thể dùng làm vật phẩm thờ cúng, đặt trên bàn thờ, đặc biệt thích hợp với gia đình có vị trí thờ Phật.
3, Lá bồ đề đặt đầu giường
Chuyên gia văn hóa tâm linh đưa ra lời khuyên có thể đặt lá bồ đề tại đầu giường (treo hoặc trưng bày tranh). Khi đặt lá bồ đề tại đầu giường giúp tinh thần an yên, mang đến giấc ngủ ngon, sâu hơn.
4, Lá bồ đề đặt trên bàn làm việc
Ý nghĩa chính của lá bồ đề tượng trưng cho trí tuệ, thức tỉnh. Đặt lá bồ đề trên bàn làm việc (dưới dạng tranh, mô hình) giúp củng cố sự nghiệp, gợi mở tư tưởng và lối đi tươi sáng người sở hữu.
5, Lá bồ đề đặt trên xe ô tô
Thỉnh lá bồ đề trưng trong xe ô tô mang đến bình an, nhận được che chở, bảo vệ của Đức Phật trên mọi nẻo đường. Với công dụng trừ ta, xua đuổi rủi xui, lá bồ đề giúp mệnh chủ luôn cảm thấy an toàn khi di chuyển trên các cung đường.
6, Lá bồ đề đính cài trên trang phục (áo)
Lá bồ đề cũng thích hợp cài trên áo (áo vest, áo dài, áo sơ mi và những bộ trang phục trang nghiêm). Vật phẩm lá bồ đề cài áo mang đến sự an yên, tạo cảm nhận có Đức Phật ở bên che chở, tương hỗ trong kết giao các mối quan hệ – một trong những ý nghĩa lớn của Lá bồ đề là mang đến sự gắn kết, thuận hòa.
7, Lá bồ đề đặt tại phòng ngủ
Ý nghĩa chính của lá bồ đề là mang đến sự an bình trong tâm thức, tâm hồn. Lá bồ đề đặt tại phòng ngủ giúp ngoài mang đến giấc ngủ ngon, gắn kết mối quan hệ tâm giao, mang đến khí lành, tạo bình an. Tranh hoặc mô hình lá bồ đề là những vật phẩm thích hợp trưng bày tại phòng ngủ.
8, Lá bồ đề đặt tại cửa hàng, văn phòng công ty
Lá bồ đề có thể trưng bày tại bàn thờ của cửa hàng (công ty), hoặc đặt trên kệ giá trưng bày, treo tường, bàn làm việc, giúp củng cố tinh thần làm việc, thu hút khách hàng (do lá bồ đề có công dụng phong thủy trong kết nối các mối quan hệ).
9, Lá bồ đề đặt trên bàn học
Đại diện cho thức tỉnh và trí tuệ, tranh hay mô hình lá bồ đề mạ vàng thích hợp trưng bày trên bàn học, tạo sự minh mẫn, sáng suốt cho người học khi tiếp nhận tri thức.
Ngoài ra với ý nghĩa bình an, lá bồ đề mang đến sức khỏe tốt lành, làm tiền đề giúp tinh thần, thể trạng người học luôn khỏe khoắn.
10, Lá bồ đề không nên đặt ở những vị trí suồng sã, lỗi phong thủy
Tránh đặt lá bồ đề mạ vàng tại những vị trí: Lỗi phong thủy, vị trí đối diện lỗi ngô công, đối diện nhà vệ sinh, vị trí ẩm thấp, vị trí tối ít ánh sáng.
Giá trị, hình tượng Lá Bồ Đề trong đời sống hiện đại và Phật giáo
Lá bồ đề có ý nghĩa tượng trưng cho trí tuệ, tinh thần tự do trong Phật Giáo, những ý niệm và hình thức của lá bồ đề truyền tải tư tưởng triết học uyên sâu, cũng như các giá trị văn hóa. Trong văn hóa Ấn Độ (nơi khởi nguồn của Phật Giáo), lá bồ đề là biểu tượng của trí tuệ và cát tường.
Với đời sống hiện đại, lá bồ đề được dùng như vật phẩm phong thủy giàu ý nghĩa linh thiêng, là vật trang trí cho nhà cửa, phòng làm việc, xe ô tô, để trong túi xách mang theo bên mình…
Giá trị sâu xa của lá bồ đề đánh thức con người bảo vệ môi trường, hướng đến cuộc sống thuận hòa. Lá bồ đề được ví như cột mốc bản lề trong định hướng con người đi tìm chân lý, sự hoàn mỹ và giá trị thật của chính bản thân mình.
1, Vị thế của Lá bồ đề trong Văn hóa và Tôn giáo
Lá bồ đề cao quý mà bình dị, nhẹ nhàng rơi xuống dòng sông dài lịch sử và trở thành chứng nhân cho mỗi huyền thoại, tích sử truyền kỳ.
Ở mỗi ngôi chùa Phật giáo dù xa xôi thâm sâu cùng cốc, hay ở nơi khang trang của thời hiện đại ngày nay. Lá bồ được tôn là biểu tượng của sự thức tỉnh, thông tuệ, ngộ đạo.
Không chỉ là một bộ phận nở ra từ cội bồ đề, mà còn là chìa khóa đi tới thế giới của Trí tuệ, chân lý; mở ra sự an yên, thông suốt của con người.
Trong nhiều nền văn hóa của Châu Á, Lá bồ đề chứa đựng nhiều ý nghĩa và triết lý. Trong Phật Giáo, con người tín niệm rằng, Phật đà (Phật Thích Ca) đã đắc đạo thành Phật, ngộ ra chân lý của nhân sinh dưới gốc cây bồ đề. Vì vậy, lá bồ đề còn tượng trưng cho:
- Khải minh,
- Siêu thoát;
- Là đại diện của trí tuệ và tự do.
Cây bồ đề và mỗi phiến lá của nó là đại diện cho sự thanh tinh, giác ngộ mà chúng sinh có thể đạt được thông qua tu dưỡng và thiền định.
Tuy nhiên, ý nghĩa của lá bồ đề không chỉ giới hạn trong Phật giáo mà còn có vai trò riêng trong văn hóa và tôn giáo khác. Lá bồ đề ngoài tượng trưng cho giác ngộ về mặt tinh thần, thì cũng biểu đạt sức sống, hy vọng và sự tái sinh của tự nhiên.
Dù được dẫn lối bởi tư tưởng tín ngưỡng hay mang giá trị như phương thức sống để hòa mình vào tự nhiên, thì lá bồ đề vẫn có ý nghĩa biểu tượng của sự mạnh mẽ.
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại với nhiều bận rộn, hình tượng lá bồ đề vẫn rực sáng, dễ thấy trong nghệ thuật tôn giáo, văn hóa, trang trí nhà cửa, thậm chí là phụ kiện thời trang.
Từ xa xưa đến hiện đại, hình ảnh và tín niệm về lá bồ đề luôn truyền tải tư tưởng triết học sâu sắc, chứa đựng ý nghĩa văn hóa vô tận.
2, Ý nghĩa Lá bồ đề trong Phật giáo
Trong Phật giáo, mỗi phiến lá bồ đề đều là chìa khóa mở ra cánh cửa lớn của trí tuệ, sự tồn tại của nó lưu dấu lại thời khắc Đức Phật ngộ đạo, truyện cổ dù đã bắt nguồn từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn là ngọn sóng lớn trong tâm thức người hướng đạo.
2.1, Ngộ đạo dưới gốc cội bồ đề
Ở Bodh Gaya, Ấn Độ cổ đại, một cây cội bồ đề đã chứng kiến vương tử Shakyamuni (Tất Đạt Đa) đắc đạo tu thành chính quả. Cổ truyện này đã khơi dậy tinh thần cho rất nhiều người theo đuổi cực trí (trình độ cao tột bậc của trí tuệ và tinh thần).
Trong Phật giáo, Cây và lá bồ đề đã trở thành biểu tượng của hành trình tìm kiếm chân lý và trí tuệ. Sức sống mạnh mẽ và những phiến lá sum suê là khởi nguồn để chạm bước đến Niết bàn.
2.2, Thức tỉnh và Khai mở trí tuệ
Lá bồ đề với cấu trúc hình trái tim và những đường vân độc đáo, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tâm thức; đại diện cho sự thức tỉnh tâm hồn, khuyến khích chúng ta khai mở bình yên, giác ngộ từ bên trong.
Trong tâm thức của nhiều Phật tử, lá bồ đề là nguồn cội của trí tuệ, bởi lẽ đó chữ “Cội” trong “Cội bồ đề” có ý nghĩa quan trọng chỉ nguồn gốc. Mỗi vân lá bồ đề đều chứa đựng vô số tư tưởng uyên sâu, tuệ giác, chỉ chờ đợi người thành tâm hướng đạo đến để lĩnh hội và ngộ ra.
Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, lá bồ đề là biểu tượng vượt thời gian gợi nhắc chúng ta không quên sự yên an, thông tuệ ẩn sâu bên trong chúng ta. Dù ở sự tĩnh lặng của một ngôi chùa, hay cuộc sống hối hả, lá bồ đề luôn có thể mang đến cho con người lối đi dẫn bước trí tuệ, sớt chia buồn vui.
2.3, Sự yêu thương, che chở và từ bi của Đức Phật
Dưới gốc cây bồ đề, Đức phật ngộ ra chân lý, người đã mang tư tưởng, triết lý uyên sâu ấy phổ độ chúng sinh, cứu khổ con người thoát khỏi đau thương. Lá bồ đề mang ý nghĩa tượng trưng của tình yêu, sự che chở và lòng từ bi trong Phật giáo.
Cũng từ đây lá bồ đề được con người tín trọng, sử dụng làm vật phẩm trưng bày trong nhà, bàn làm việc, trang trí trên xe, với mong muốn mang đến bình an, sự che chở và yêu thương của Đức Phật.
3, Ý nghĩa lá bồ đề trong văn hóa Ấn Độ
Tại Ấn Độ, quê hương của lá bồ đề, lá bồ đề không chỉ gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà ảnh hưởng của nó trải rộng trên nhiều khía cạnh của xã hội: Tâm linh, giáo dục, kinh tế, giải trí…
Trong thần thoại Ấn Độ, các vị thần thường tu tĩnh dưới gốc cây bồ đề, đây trở thành nơi linh thiêng của tu hành và trí tuệ.
Vì vậy trong văn hóa Ấn Độ, lá bồ đề có ý nghĩa tượng trưng cho:
- Cát tường
- Trí tuệ
- Phước lành
- Cát lộc
- Gửi gắm lời chúc tốt đẹp
- Thúc đẩy tư duy, tầm nhìn con người
4, Ý nghĩa lá bồ đề trong hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo khác
Trong các nền văn hóa khác, lá bồ đề cũng thường được liên đới đến sinh mệnh, sự tái sinh và trù phú.
Ở Ai Cập cổ đại, một vật tổ có hình dạng giống như lá bồ đề được kết với cây sự sống (Tree of life), tượng trưng cho vĩnh cửu và đổi mới, phục hưng.
Trong tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ, người ta dùng lá bồ đề để thờ cúng thần linh, lá cũng trở thành biểu tượng của sự cầu nguyện và cúng bái. Bất kể nền văn hóa nào, lá bồ đề luôn gắn liền với những giá trị tích cực, hình tượng và ý nghĩa của lá mang đến sự tương trợ tinh thần cho người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Dù bất kể ở đâu, màu xanh của lá bồ đề đều tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sức sống trường tồn. Màu xanh rộ của lá dường như là nơi hấp thụ, tích trữ tinh hoa trời đất và giải phóng năng lượng vô biên. Con người tin rằng, dưới sự che chở của lá bồ đề, tâm thức tinh thần có thể được nuôi dưỡng, mang đến hạnh phúc.
Ý nghĩa lá bồ đề trong nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau:
- Sự trường tồn vĩnh cửu
- Đổi mới, phục hưng
- Sự mạnh mẽ
- Hạnh phúc
- Chứa đựng nguồn năng lượng to lớn
- Mang tinh hoa của trời đất
- Vật phẩm thờ cúng, tế bái
- Trù phú
- Sự tái sinh
Ứng dụng của Lá bồ đề trong cuộc sống, xã hội hiện đại
Trong xã hội hiện đại, lá bồ đề không còn chỉ là biểu tượng tâm linh, tôn giáo mà ý nghĩa, vẻ đẹp của nó đã đi vào nhiều lĩnh vực đa dạng hơn.
1, Lá bồ đề làm vật phẩm trang trí (thịnh hành)
Với sự kết hợp của vẻ đẹp tự nhiên và nội hàm tâm thức uyên sâu, hình tượng lá bồ đề được ứng dụng, phát triển mạnh mẽ thiết kế, tạo nguồn cảm hứng lớn cho kiến trúc xây dựng, đồ dùng nhà cửa, thời trang…
Những vật phẩm, đồ dùng được thiết kế lá bồ đề không chỉ đẹp, mà còn mang ý nghĩa của an yên, thuận hòa, an khang.
Đồ trang sức, phụ kiện gia dụng, tranh và các tác phẩm nghệ thuật với sự xuất hiện của lá bồ đề rất được ưa chuộng. Những vật phẩm không những thể hiện phong cách thời trang, mà còn biểu đạt mưu cầu theo đuổi tâm thức, chân lý cao cả.
2, Gia tăng ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên
Với ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao, lá bồ đề cũng đã trở thành biểu tượng đại diện cho:
- Thiên nhiên trong lành,
- An toàn,
- Cân bằng sinh thái.
Lá bồ đề nhắc nhở chúng ta bảo vệ môi trường tự nhiên, tôn trọng tính đa dạng của sự sống. Nhiều tổ chức và các hoạt động bảo vệ môi trường đã mượn hình ảnh lá bồ đề để truyền tải tầm quan trọng của hòa bình và môi trường trái đất.
3, Nhiều công dụng của lá bồ đề trong y học
Quý bạn đọc thân mến, việc sử dụng lá bồ đề trong y học cần có sự tham vấn của bác sĩ, chuyên gia đông y.
3.1, Chữa các bệnh về xương khớp, phong thấp
Lá bồ đề cho vào ống tre, đun nóng một đầu và phần thân để hơi ở đầu còn lại tỏa ra hướng vào vị trí đau nhức xương khớp. Bài thuốc dân gian đã được nhiều bà con áp dụng.
3.2, Dùng trong chữa trúng gió
Lá bồ đề có thể tán thành bộ, kết hợp với các vị thuốc như đơn sa, nhũ hương, quỳ cửu…sắc thành nước uống, giúp chữa trúng gió.
3.3, Ngừa đau răng.
Nước của lá bồ đề sau khi nấu lên, ngậm và súc miệng mang lại hiệu quả trong chữa trị chứng đau răng.
3.4, Chữa bệnh sỏi thận
Một công hiệu đặc biệt của lá bồ đề, giúp chữa bệnh sỏi thận. Người bệnh có thể sắc lá đun nước uống. Lá có thể kết hợp cùng một số vị thuốc để mang lại thêm nhiều hiệu quả trong tăng cường sức khỏe.