Chữ Thiện (tiếng Trung – 善) có nghĩa gốc là những điều tốt đẹp, tốt lành, là hành vi lời nói hay phẩm giá, đức hạnh của con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lối sống hiện hành. Ý nghĩa của Thiện còn thể hiện ở chỗ làm cho mọi việc trở nên hoàn thiện, tốt hơn, bởi vậy mà Thiện cũng mang hàm ý chỉ sở trường (thiện trường, thiện xạ…), kỹ năng giỏi của một người.

Trong đời sống, Thiện phần lớn được dụng để chỉ những điều tốt đẹp mà con người làm cho nhau, hướng tới mục mục tiêu giúp đỡ mọi người tốt hơn về vật chất, tinh thần.

Chữ Thiện mang ý nghĩa tốt lành, tốt đẹp, cát tường. Treo tranh chữ Thiện trong nhà hay nơi làm việc có thể sự may mắn, hạnh phúc, tốt đẹp cho mệnh chủ - phuctuonggold-com
Chữ Thiện mang ý nghĩa tốt lành, tốt đẹp, cát tường. Treo tranh chữ Thiện trong nhà hay nơi làm việc có thể sự may mắn, hạnh phúc, tốt đẹp cho mệnh chủ.

Bởi thiện là một cách thể hiện phẩm giá tốt đẹp của con người, ngoài ra cũng mang ý nghĩa về sự cát tường, hạnh phúc, may mắn, nên chữ Thiện thường được vẽ thành tranh thư pháp treo trong nhà, hoặc dùng làm quà tặng người thân, đối tác làm ăn.

Tranh thư pháp chữ Thiện (tiếng Hán) biểu đạt ý nghĩa về những điều tốt đẹp ẩn trong phẩm giá, nhân cách một người - phuctuonggold-com
Tranh thư pháp chữ Thiện (tiếng Hán) biểu đạt ý nghĩa về những điều tốt đẹp ẩn trong phẩm giá, nhân cách một người

Phúc Tường Gold mong muốn mang đến những tác phẩm tranh thư pháp mạ vàng 24K hoàn hảo cho khách hàng, qua đó truyền tải ý nghĩa sâu sắc của chữ Thiện (善) nói riêng cũng như nhiều chữ phong thủy khác. Khách hàng liên hệ đặt thiết kế tranh, mời liên hệ theo số điện thoại cuối website này. Khi liên lạc, đội ngũ của thương hiệu sẽ tư vấn chu đáo và chi tiết sẽ thể hiện trên tranh, để mang đến một tác phẩm ưng ý cho khách hàng.

Sau đây Phúc Tường Gold mời quý độc giả cùng tìm hiểu nhiều hơn về các ý nghĩa tinh túy bên trong chữ Thiện.

Ý nghĩa và nguồn gốc chữ Thiện (善)

Tiến trình lịch sử phát triển của chữ Thiện trong tiếng Hán, bắt đầu từ giai đoạn Kim Văn Tây Chu cho đến giai đoạn chữ Hiện đại hình số 13 - phuctuonggold-com
Tiến trình lịch sử phát triển của chữ Thiện trong tiếng Hán, bắt đầu từ giai đoạn Kim Văn Tây Chu cho đến giai đoạn chữ Hiện đại hình số 13. Trong hình số 6, chữ Thiện gồm một chữ Dương (羊) và 2 chữ Ngôn.

Trong tiếng Hán cổ, chữ Thiện được viết là 譱 (chữ thiện ngày nay trong tiếng Hán hiện đại có hình dáng đơn giản hơn – 善). Giáp cốt văn không có chữ Thiện cổ, chữ chỉ xuất hiện sớm nhất vào thời Kim văn Tây Chu (hình số 1).

  • Phần trên của Thiện (譱) có chữ 羊 (có nghĩa là con Cừu, dê),
  • Phần dưới được tạo thành bởi 2 chữ ngôn (言).

Thiện xuất phát từ Cừu, nên mang những phẩm hạnh, tính cách đặc trưng của cừu. Tương truyền, cừu là loài vật đại diện cho sự Cát tường, tốt lành, may mắn, thân hình của cừu với bộ lông đầy đặn thể hiện cho sự đủ đầy, cừu có thể phân định thiện ác, đúng sai.

Trong khi 2 chữ Ngôn (言) đứng cạnh nhau trong chữ Thiện (譱) tượng trưng cho hai người, một số sách sử cho rằng hai người họ đang nói chuyện, thậm chí tranh cãi. Con cừu đứng ở giữa có tác dụng phân trần, nhận định đúng sai, thiện ác.

Nguồn gốc ý nghĩa của chữ Thiện (譱) gắn liền với cừu, loài vật theo tương truyền có thể nhận định thiện ác, nên nó trở thành loài linh vật đại diện cho sự chính trực và lòng tốt. Từ đây, Thiện (善) đã mở rộng sang các ý nghĩa là Tốt đẹp, tốt lành, tốt, may mắn, phước lành…

Thiện đại diện cho những hành vi tốt đẹp nhân hậu. Chữ thiện thư pháp trong tiếng Trung (chữ hán) - phuctuonggold-com
Thiện đại diện cho những hành vi tốt đẹp nhân hậu của một người. Chữ thiện thư pháp trong tiếng Trung (chữ hán)

Cũng có người hiểu khác về kết cấu chữ Thiện (譱), một số quan điểm cho rằng Dê và 2 chữ Ngôn (言) kết hợp cùng nhau là tạo nên ý nghĩa của chữ Cát tường (吉祥). Đây là lý do vì sao chữ Thiện cũng mang ý nghĩa về sự Cát tường.

Ngoài ra cũng có cách hiểu chữ Thiện là đồ ăn, thức uống và công việc nấu nướng (thể hiện qua chữ Hán- 膳). Món thịt Cừu thời xưa là thực phẩm dành cho tầng lớp quý tộc, là một món ăn đặc trưng, hương vị thơm ngon, khi thưởng thức mang đến cảm nhận về sự viên mãn, hài lòng, tốt đẹp, nên chữ Thiện (善) có hàm ý chỉ sự tốt lành, tốt đẹp, cát tường.

Chữ thiện thể hiện những hành vi tốt đẹp, yêu thương giúp đỡ giữa người với người. Tranh thư pháp chữ Thiện tiếng Hán - phuctuonggold-com
Chữ thiện thể hiện những hành vi tốt đẹp, yêu thương giúp đỡ giữa người với người. Tranh thư pháp chữ Thiện tiếng Hán

Trải qua sự thăng trầm của lịch sử và văn hóa ngôn ngữ, chữ Thiện (善) được giản tiện và bỏ bớt nhiều chi tiết, nhưng hàm ý vẫn có những ý nghĩa gốc, đồng thời bổ sung thêm nhiều cách hiểu khác như: Cử chỉ yêu thương, hành vi tốt lành giữa người với người, sự thiện chí, phẩm chất tốt đẹp của con người, kỹ năng giỏi…

Chữ Thiện mang nhiều tầng nghĩa, nhưng các ý nghĩa chính đều gắn liền với sự tốt đẹp, cát tường, phước lành. Người có được Thiện sẽ có một cuộc đời tươi sáng, viên mãn, hạnh phúc. Vậy làm thế nào để trở thành một người lương thiện, dưới đây mời bạn cùng tìm hiểu về 5 loại thiện có thể thay đổi vận mệnh, giúp con người ngày một tốt đẹp hơn.

Người có được Thiện có thể thay đổi vận mệnh cuộc đời, sự nghiệp và mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển - phuctuonggold-com
Tác phẩm tranh thư pháp chữ Thiện với bộ khẩu bên dưới được kết hợp bởi 2 nét xoay chuyển, tượng trưng cho sự thay đổi vận mệnh. Người có được Thiện có thể thay đổi vận mệnh cuộc đời, sự nghiệp và mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển

Tổng kết ý nghĩa chữ Thiện (善)

Từ những phân tích sâu xa về nguồn gốc hình thành và kết cấu chữ Thiện (善). Phúc Tường Gold đúc kết lại những ý nghĩa chữ Thiện sau đây:

1, Cát tường, tốt đẹp

Ngụ ý chỉ những điều tốt đẹp, may mắn, phước lành trong bản thân hoặc người khác, sự vật, sự việc.

2, Hiếu, Đễ, Trung, Tín (theo Mạnh Tử)

Bốn giá trị Hiếu, Đễ, Trung Tín được bản thân một người thể hiện trong các mối quan hệ với người khác, được Mạnh Tử cho rằng đó là Thiện.

Mạnh Tử là người kế thừa Nho Giáo sau Khổng Tử, bởi vậy tư tưởng của ông về “Thiện” cũng phản ánh phần lớn ý niệm chủ trương của Khổng Tử về Thiện (善).

3, Lương thiện

Là phẩm chất, hành vi phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức và pháp luật.

4, Hành vi tốt đẹp, nhân hậu

Những cử chỉ yêu thương, giúp đỡ, che chở cho người khác…được hiểu là Thiện.

5, Thân thiện, hữu hảo

Thiện được thể hiện qua tình cảm, cảm xúc hay ấn tượng một cách dễ mến, gần gũi, không xa cách; mang đến cảm nhận dễ chịu cho người xung quanh.

Thiện có nghĩa là thuận ích, chú trọng đến lợi ích suốt đời của mọi người . Bức tranh thư pháp chữ Thiện trong tiếng Hán (tiếng trung) - phuctuonggold-com
Thiện có nghĩa là thuận ích, chú trọng đến lợi ích suốt đời của mọi người . Bức tranh thư pháp chữ Thiện trong tiếng Hán (tiếng trung)

6, Thuận ích, chú trọng ích lợi suốt đời cho mọi người (Phật Giáo)

Thiện trong quan niệm của Phật giáo có nghĩa là: Thuận ích, lợi ích thông suốt. Tức là một người không chỉ thực hiện tốt những lý lẽ theo pháp luật và đạo đức, mà còn hướng đến hành vi đem đến lợi ích bền lâu cho mọi người trong cả hiện tại và tương lai.

7, Thiện là phẩm chất, đạo đức trái nghĩa với ác

Những đặc điểm thiện lương của một người: Quan tâm mọi người; tín niệm và hành động theo lẽ phải; mang đến những điều tốt đẹp cho mọi người…là một cách hiểu về chữ Thiện (善).

8, Thiện chí

Hướng đến những điều tốt bằng những hành động, cử chỉ tốt đẹp một cách chân thành, chủ động. Thiện chí thường thể hiện trong mối quan hệ giữa hai người trở lên.

5 loại Thiện giúp thay đổi vận mệnh con người, bạn có loại nào?

Người xưa nói Thiện giả Thiện báo, Ác giả Ác báo, người có vận mệnh tốt thì sẽ làm nhiều việc thiện, nhận về nhiều thiện báo. Thiện báo càng nhiều thì vận mệnh càng may mắn, phúc lành càng nhiều.

Một người nếu kiên trì làm việc tốt mỗi ngày, sẽ luôn có người ghi nhớ lòng tốt, họ có thể trở thành quý nhân sau này, thậm chí làm thay đổi vận mệnh cuộc đời của người hành thiện.

Mọi điều trong nhân sinh đều có nhân quả, khi bạn thấy người khác có tài vận tốt đẹp, sự nghiệp hanh thông, hãy suy nghĩ bản thân đã làm những việc thiện nào, điều ác mà bản thân đã gây ra là gì, cuối cùng nhận lại được gì.

Có 5 loại Thiện có thể giúp thay đổi vận mệnh con người, cả năm điều đều đã được cao nhân và những người có vốn sống dày dặn đúc kết mà ra, Phúc Tường Gold mời bạn cùng đón đọc?

1,  Loại Thiện thứ nhất: Hiếu với người trên, đặc biệt là hiếu với cha mẹ

Trong tất cả những điều thiện lương, chữ Hiếu đứng đầu. Hiếu thảo với người bề trên là đức tính vĩ đại nhất, là giá trị văn hóa truyền thống và là điều tất yếu trong phẩm hạnh con người.

Mặc dù có một số cha mẹ đối xử với con cái chưa tốt, thiên vị giữa con lớn, con nhỏ. Nhưng chúng ta hiểu rằng, 5 ngon tay có ngón ngắn ngón dài, gãy một ngón dù là ngón nào cũng khiến lòng đau như cắt.

Cha mẹ luôn cố gắng lớn nhất trong khả năng để mang đến những điều tốt đẹp cho con cái. Trong một số khoảnh khắc cuộc sống, cha mẹ có thể chưa đối tốt với con cái, song trong thâm tâm họ luôn muốn những điều tốt đẹp cho con mình.

Hiếu kính với cha mẹ, chính là Phúc báo mà cha mẹ được nhận từ con cái, và cũng là việc thiện đầu tiên con cái đã làm trong cuộc đời để tích lũy Phúc báo cho mình sau này.

Có một câu chuyện ý nghĩa về thiện lương và phúc báo như vậy…

Người đàn ông tuổi đã qua tứ tuần có cha già mắc bệnh phải nằm một chỗ. Ông ta lo lắng tiền tài trong nhà sẽ lần lượt ra đi, phải bán để có tiền mua thuốc chữa bệnh. Bèn lấy một chiếc giỏ tre, đưa cha của mình vào đó và bỏ trên núi hoang cho Sói ăn thịt.

Nhưng một mình ông không thể bê vác chiếc giỏ tre mà bên trong có người cha già, ông ta gọi người con trai của mình đến giúp sức cùng khiêng ông nội lên núi hoang.

Sau khi bỏ lại người cha già lại núi, ông ta nói với con trai “Đã xong, có thể về nhà rồi”. Người bố đi trước, và không nghĩ con trai vẫn đang lúi húi lấy chiếc giỏ tre ra khỏi ông nội mang về.

Người bố hỏi “con lấy chiếc giỏ tre này làm gì, hãy vứt nó đi”. Đứa con trai trả lời rằng “ Khi nào bố bệnh tật già yếu, con sẽ cho bố vào chiếc giỏ tre này, mang đến đây”.

Người cha nghe vậy thấy lạnh sống lưng, liền quay lại núi hoang đưa ông nội về nhà, hiếu thảo phụng dưỡng, làm gương cho con trai mình sau này.

Lòng hiếu thảo cần phải được truyền từ đời này sang đời khác. Có con hiếu thảo là điều may mắn lớn nhất, nhưng những phước lành đó thực chất là do chính mình hành thiện mà ra.

Để hướng tới thiện, trước tiên cần xuất phát từ đạo hiếu, đối đãi tốt lành với cha mẹ, người bề trên trong gia đình. Tranh thư pháp chữ Thiện đẹp - phuctuonggold-com
Để hướng tới thiện, trước tiên cần xuất phát từ đạo hiếu, đối đãi tốt lành với cha mẹ, người bề trên trong gia đình. Tranh thư pháp chữ Thiện đẹp

2, Loại Thiện thứ 2: Khoan dung với người khác, buông bỏ hận thù

Khoan dung được hiểu là bỏ qua lỗi lầm và mở lòng với người khác, nhưng thực ra đang bỏ qua và mở rộng tấm lòng với chính mình.

Người luôn ôm sự tức tối, oán hận với người khác, ngày ngày khẩu tà chắc hẳn trong lòng luôn khó chịu. Mối hận cứ tăng lên mỗi ngày, lâu dần tích tụ thành tâm bệnh làm tổn thương thân thể, khiến vận mệnh lụi tàn.

Người có vận mệnh tốt mang trong mình ánh mắt nhân hậu, trái tim tĩnh tâm, cư xử tao nhã. Để đạt tới trạng thái đó cần một trái tim mạnh mẽ, chứa đựng được đủ đầy dư vị khổ ải vui buồn của cuộc sống. Trái tim càng rộng lớn như biển trời, thì càng chứa đựng được nhiều nỗi niềm của nhân gian, có gì phải ghi nhớ hận thù.

Ngày này, người có thể làm chủ những tập đoàn kinh tế lớn trọng điểm của đất nước, không phải bởi vì ngẫu nhiên, mà bởi tâm trí họ đủ lớn để chứa đựng mọi khó khăn, thấu hiểu những điều người khác không thể dung.

Nhiều lần sống trong sợ hãi, nhưng đã kiềm chế được tâm thái và đưa ra quyết định chính xác nên có thể vượt qua khổ ải mà trở thành người xuất chúng, mang trên mình tài vận lớn đi cùng trách nhiệm.

3, Chăm chỉ tiết kiệm, niên niên hữu dư

Chăm chỉ cần cù, tiết kiệm là tự tạo ra của cải vật chất cho chính mình, dù muốn làm điều thiện to hay nhỏ thì cũng cần tiền vàng dư dả.

Không thể tay trắng nhưng luôn nói “đạo lý suông” về những điều thiện lương, người chỉ nói mà không làm thì chính là đang nói những lời sáo rỗng, và cuối cùng không thu được lợi ích gì mình, lại càng không có điều kiện mang đến sự tốt đẹp cho người khác.

Gia đình dù giàu có đến đâu, nếu không đủ chăm chỉ nỗ lực, không tiết kiệm thì cuối cùng tiền vàng đó cũng theo người mà đi, trở thành một gia đình nghèo. Không ngừng tiết kiệm, dù ít nhưng sẽ là căn cơ giúp chúng ta có điều kiện để hướng tới những điều lớn lao trong tương lai.

Nhìn vào những người vô gia cư trên phố, nếu họ thực sự đã gặp biến cố lớn đến nỗi mất đi ngôi nhà của mình, nhưng nếu vẫn giữ trong bản tính sự lương thiện, không ngừng tích lũy từng đồng kiếm được mỗi ngày, thì không lâu trong tương lai họ sẽ vực dậy cuộc sống.

Nhưng nếu mang tất số tiền kiếm được tiêu sài hoang phí, từng ngày trôi qua là sự lãng phí thời gian, của cải, họ không thể thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống, trở thành người vô gia cư bền vững. Tiền của không đủ, có thể khiến lòng tham con người trỗi dậy mà làm những điều trái lương tâm, trái pháp luật, đây không phải điều thiện lương.

Tranh chữ Thiện được thiết kế vuông vắn, chắc chắn. Hàm ý chỉ những thành quả bền vững mà Thiện có thể mang lại khi con người luôn hướng tới sự lương thiện -phuctuonggold-com
Tranh chữ Thiện được thiết kế vuông vắn, chắc chắn. Hàm ý chỉ những thành quả bền vững mà Thiện có thể mang lại khi con người luôn hướng tới sự lương thiện

4, Điều thiện thứ 4: Giàu có tình yêu thương

Mạnh Tử nói: Người yêu người thì luôn được người khác yêu. Nếu một người không đủ chân thành trong tình yêu (với gia đình, người yêu, con cái, cha mẹ), thì cũng không nhận được một tình yêu đúng nghĩa của người khác.

Ai đó luôn phàn nàn rằng mình không được người khác yêu thương, không gặp được tình yêu chân thành trong cuộc đời mình, thì phải tự hỏi “Bản thân đã cho đi tình yêu đích thực chưa”, nếu trả lời được câu trả lời đã có ngay trong suy nghĩ lúc này.

Biết yêu thương người khác là cách nói lên chữ Thiện trong lòng mình, và phần thưởng nhận về chính là tình yêu đích thực. Khi bạn đối đãi với người xung quanh ngày một tốt hơn, không từ nan mà cho đi tình yêu thương thì người đối diện sẽ trân trọng và yêu thương bạn nhiều hơn.

Nếu ai đó vô ơn, lợi dụng lòng tốt và sự thiện lương của bạn, bạn cũng đừng lo lắng, bởi chúng ta đã làm những điều tốt đẹp không thẹn với lương tâm, phúc báo sẽ đến, may mắn sẽ nhiều hơn.

Người Thiện cần gìn giữ, chăm sóc sức khoẻ bản thân chu đáo. Đây không những là trách nhiệm với bản thân mà còn là điều kiện để mang đến sự tốt đẹp cho người khác - phuctuonggold-com
Người Thiện cần gìn giữ, chăm sóc sức khoẻ bản thân chu đáo. Đây không những là trách nhiệm với bản thân mà còn là điều kiện để mang đến sự tốt đẹp cho người khác

5, Không ngừng giữ gìn, chăm chút sức khỏe bản thân

Bởi sức khỏe của bạn là tài sản quý giá, khi khỏe mạnh chúng ta có thể mang đến của cải vật chất, niềm vui tinh thần cho bản thân và người khác. Giữ gìn sức khỏe không cần làm những điều to lớn xa xôi, mà nằm trong chính hành động bé nhỏ mỗi ngày, hãy chạy bộ vào sáng sớm, đi ngủ đúng giờ giấc phù hợp với bản thân, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh,…

Những thói quen tốt đẹp bạn xây dựng từng ngày bản thân sẽ trở thành cảm hứng cho người thân quanh mình, họ cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi ở bên cạnh bạn, đây chính là thiện lương bạn đã làm cho người khác. Người có tấm lòng thiện nhân là người có trách nhiệm với chính mình, trở thành điểm tựa cho mọi người.

Thiện giả Thiện báo, người có vận mệnh tốt lành thì sẽ có 5 điều Thiện ấy:

  • Giàu tình yêu thương với người thì sẽ có được sự quý mến của người khác;
  • Giữ hiếu đạo với cha mẹ để không trở thành người vô đạo, để nhận lại phúc báo từ chính người bề dưới, người thân quanh mình;
  • Có tấm lòng rộng lượng để che chở, bao dung với lỗi lầm của người khác sẽ nhận lại sự kính trọng, ủng hộ từ họ;
  • Chăm chỉ và tiết kiệm cho mình là cơ sở thiết thực để hành thiện, mang đến của cải vật chất, tinh thần cho người khác;
  • Thiện cũng có nghĩa là biết chăm lo cho bản thân, không để sức khỏe bản thân suy kiệt, có vậy mới đủ khả năng mang đến điều tốt lành cho mọi người.

Để nói tiếp về Thiện, một câu nói kinh điển gọi là “Thượng Thiện như Nước” của Lão tử đã lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử.

Nếu hiểu được hàm ý của câu này cũng có nghĩa là đã hiểu được bản chất của Thiện, đạt tới cảnh giới về thấu hiểu Thiện. Mời quý bạn đọc cùng Phúc Tường Gold tìm hiểu trong hồi sau. Khách hàng đặt thiết kế tranh chữ Thiện (tiếng Hán – 善 hoặc tiếng Việt), vui lòng lòng liên hệ theo số điện thoại, zalo cuối website.

Thượng Thiện như Nước được xem là tầng cao của Thiện, nếu có thể đạt tới cảnh giới thiện như nước thì có thể dùng đạo Thiện để trị quốc - phuctuonggold-com
Thượng Thiện như Nước được xem là tầng cao của Thiện, nếu có thể đạt tới cảnh giới thiện như nước thì có thể dùng đạo Thiện để trị quốc

Thượng Thiện như Nước – Cảnh giới cao của Thiện

Năm đó, khi nghe Lão Tử giảng dạy về “Thượng Thiện Như Nước”, Khổng Tử nghe xong đã cúi người hành lễ.

Vào thời tiền Tần, hàng trăm trường phái tư tưởng đã có những cuộc tranh luận để giành lấy vị thế cho tiếng nói của mình, nhiều cao nhân bậc thầy đã xuất hiện, mở ra thời đại thịnh vượng đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa trong lĩnh vực văn hóa.

Nhà tư tưởng, triết gia và cũng là nhà văn vĩ đại Lão Tử được coi là người có trí tuệ siêu phàm nhất trong tất cả các trường phái tư tưởng.

Ông đã dùng việc học cả đời của mình để tạo ra “Đạo giáo” và cô đọng nó thành một kiệt tác “Đạo Đức Kinh” với hơn 5.000 từ, để lại cho hậu thế kho tàng tri thức uyên bác. Khổng Tử là người cùng thời nhưng ít tuổi hơn, cũng đã có những thừa nhận và học hỏi từ Lão Tử.

Đạo giáo với tư duy biện chứng đơn giản đã chỉ ra nhiều tư tưởng nổi tiếng như “Đạo thuận theo tự nhiên”, “Trị bằng vô vi”.

Những quan điểm này đã tác động sâu sắc đến triết học Trung Quốc cũng như nhiều nước Phương đông, trong đó có Việt Nam. Cho đến ngày nay, các giá trị văn hóa của Đạo giáo vẫn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần, giáo dục, kinh tế.

Mọi tư tưởng và lối hành ngôn của Đạo giáo đều xoay quanh “Đạo”, “Đạo” sinh ra vạn vật, là nền tảng cốt lõi để duy trì, phát triển sự vận hành của vạn vật trong vũ trụ, mà con người là một trong đó. Đạo điều khiển sinh tử của vạn vật.

Tất cả vạn vật trên thế giới đều có Đạo riêng của mình. Ở Tầng Vĩ Mô, Vũ trụ có đạo “Đại đạo” của vũ trụ; ở tầng Vi mô, con người có đạo của người, vật có đạo của vật, vô đạo thì tất loạn.

Sau khi nghe Lão Tử giảng về Thượng Thiện như Nước, Khổng Tử cúi người bái tạ rồi trở về nước Lỗ. Lão Tử nói - thật không uổng công ta - phuctuonggold-com
Sau khi nghe Lão Tử giảng về Thượng Thiện như Nước, Khổng Tử cúi người bái tạ rồi trở về nước Lỗ. Lão Tử nói – “thật không làm ta thất vọng”

Nước được coi là vật chất phổ biến nhất trong thế giới. Lão Tử cũng đưa ra lời giải thích chính xác về “Đạo” của nước và tóm tắt bằng câu thành ngữ “Thượng thiện như Nước”. Hiểu được câu này của Lão Tử thì đã đạt cảnh giới về sự thấu hiểu Thiện.

“Thượng thiện như Nước ” xuất hiện trong Chương 8 của Đạo Đức Kinh. Nguyên văn nói: Thượng thiện như nước, tốt cho vạn vật mà không tranh đấu. Nước không được người đời chú tâm nên gần với “Đạo”. Muốn bết hàm ý uyên sâu, mời xem tiếp phần sau…

Tương truyền, nguồn gốc của câu nói nổi tiếng “Thượng thiện như Nước” xuất hiện trong lần gặp gỡ giữa Khổng Tử và Lão Tử. Suốt cuộc đời của mình, Khổng Tử là người có tư tưởng cởi mở và hiếu học, hiểu biết rộng rãi, thông minh. Ông luôn coi các “nhà hiền triết” là hình mẫu học hỏi và tu dưỡng bản thân, kính trọng những người có học.

Khổng Tử đã nghe danh và biết tư tưởng của Lão Tử từ rất sớm, vì vậy ông muốn có chuyến đến thăm bậc tiền bối. Theo Sử ký, Khổng Tử đã đến thăm Lão Tử ba lần trong đời, lần đầu tiên khi ông khoảng 17 tuổi, lần thứ hai khi ông 33 tuổi và lần thứ ba khi ông 53 tuổi. Mỗi lần Khổng Tử gặp phải một khúc mắc lớn trong đời và khó có thể tự mình giải quyết, ông tìm đến Lão Tử nhờ thầy chỉ dẫn.

Câu chuyện “Thượng Thiền như Nước” xảy ra khi Khổng Tử đến thăm Lão Tử lần thứ hai. Lúc bây giờ, Khổng Tử đã ngoài ba mươi, lại gặp phải những hoài nghi mới nghĩ mãi không ra, muốn đi thỉnh cầu chỉ dạy của Lão Tử.

Khi đến Lạc Dương (thời bây giờ gọi là Lạc Ấp), đô thành của nhà Chu, ông biết được trong một thời gian dài gần đây Lão Tử thường ngồi bên sông Hoàng Hà, nghe nước để ngộ đạo. Khổng tử quyết tìm ra chỗ ngự của Lão Tử bên sông, mong đến bái kiến thỉnh giáo tiền bối.

Sau khi Khổng Tử bày tỏ sự bối rối về thế sự với Lão Tử, Lão Tử chỉ vào dòng nước cuồn cuộn của sông Hoàng Hà và nói với họ nhà Khổng: Tại sao ông không học đức tính vĩ đại của nước?

Khổng Tử chưa rõ ý Lão tử nên hỏi: Nước có công đức gì? Làm sao học được?

Lão Tử nói: “Thượng Thiện như Nước”, ông nghĩ cảnh giới của nước cao nhường nào? Nó có thể nuôi dưỡng, và là khởi nguồn của vạn vật mà không cần tranh giành với mọi thế lực khác, sẵn sàng sống ở những nơi mà người đời không nhìn thấy, đến nỗi khiến mọi người quên nó đi.

Đây há chẳng phải là đức tính của sự khiêm tốn và bao dung sao. Thế nhưng không một ai trên thế giới có thể bỏ qua sự tồn tại của nước, nếu không có nước vạn vật không thể sinh tồn.

Lão tử nói tiếp: Thoạt nhìn nước rất yếu mềm, thế nhưng lại dẻo dai. Nó có thể xuyên vào lòng đất (thấm trong đất), bay lên trời (khoa học giải thích bằng hiện tượng bốc hơi của nước), không ai có thể cắt đứt nước, khi gặp chướng ngại Nước có thể bẻ khúc, quanh co tiếp tục đi về phía trước.

Bởi vậy Nước là cách giải thích hay nhất cho câu “Lấy nhu chế cương” (một số tác phẩm gọi thay từ chế thành từ thắng – Lấy nhu thắng cương). Người nếu có được đức tính “Nhu” này của nước thì có thể xem anh ta bất khả chiến bại trong thiên hạ.

Một đoạn bàn về Thiện trong tác phẩm Đạo Đức Kinh, được Lão Tử mô tả thông qua hình tượng của Nước - phuctuonggold-com
Một đoạn bàn về Thiện trong tác phẩm Đạo Đức Kinh, được Lão Tử mô tả thông qua hình tượng của Nước

Khổng Tử nghe xong lời giảng giải của Lão Tử chợt ngộ ra, Khổng nói:

Thầy dạy chí phải, chúng sinh ở trên, nước ở dưới; chúng sinh ở chỗ dễ, nước ở chỗ hiểm nguy; chúng sinh ở chỗ sạch sẽ, nước ở chỗ ô uế. Mỗi người mỗi nơi đều sân si, ai có thể tranh giành hơn thua. Bởi thế nói Thượng thiện như nước (hàm ý chỉ ai có thể thiện lương như nước, nước là cảnh giới cao nhất của Thiện).

Bức tranh thư pháp Thượng Thiện như Nước, hàm ý chỉ sự thánh thiện của nước khiến những tranh giành của chúng sinh trở nên hư vô - phuctuonggold-com
Bức tranh thư pháp Thượng Thiện như Nước, hàm ý chỉ sự thánh thiện của nước khiến những tranh giành của chúng sinh trở nên hư vô

Lão Tử nghe xong lời của Khổng, liền gật đầu nói: “Cậu có thể dạy, thật sự không làm ta thất thất vọng”.

Khổng Tử cúi người bái tạ Lão Tử, lòng vui hân hoan trở về nước Lỗ.

Đương nhiên trong suốt buổi chỉ điểm Khổng Tử, Lão Tử đã mô tả kỹ lưỡng, dùng Nước làm tư liệu, ông phân tích hình dáng, đặc điểm của nước, từ từ chỉ bảo Khổng Tử dựa vào các tình huống cụ thể, mang lại cảm hứng cho Khổng về tư duy siêu hình, rồi đi đến “Đạo” của nước. Cốt lõi của Đạo nước chính là “Thượng Thiện như Nước”.

Cảnh giới trí tuệ và sức mạnh của người trong nhân sinh muốn thông tường, vô biên, vị tha như nước, là chốn dung cho vạn vật thì không thể có tư lợi. Đây chính là cái Thiện vĩ đại nhất, không ai có thể trách cứ. Thiện như nước có thể lấy Nhu thắng cương, dùng sự mềm mại để lấy lòng thiên hạ, không ai dám coi thường.

Nước không màu, không vị, không mang hình thù cố định nhưng lại có sự chịu đựng, bao dung và sức mạnh vô cùng lớn. Để nước ở bất kỳ nơi nào nó đều có thể tồn tại một cách thầm lặng, giống như người thông tuệ trong hình hài một kẻ khờ, sẵn sàng thích nghi với mọi quy luật và biến đổi của môi trường.

Trên đời không gì thiện lương như nước, nó đối xử công bằng với vạn vật chúng sinh mà không mong ước đòi hỏi đền đáp điều gì, lại càng không muốn tranh giành danh lợi với chúng sinh, loại nhân cách này Đức hạnh vĩ đại.

Có người đặt câu hỏi: Nước có thể lật thuyền vậy nước chính là kẻ ác. Trên thực tế đây không bản tính vốn có của nước, nước Thiện nhưng dưới sự tác động của nhân tố bên ngoài đã làm thay đổi nó. Cái thiện của Nước không liên quan đến xấu ác mà nó đã trực tiếp gây ra do người khác tác động.

Câu chuyện về Lão Tử chỉ điểm Khổng Tử, nhìn từ góc độ giáo dục, đó là cách giải thích ý nghĩa của Thiện một cách ngắn gọn nhưng sâu sắc. Quý khách hàng muốn có 1 tác phẩm tranh chữ Thiện (tiếng Hán hoặc tiếng Việt) treo trong nhà hay tặng đối tác, có thể liên hệ với Phúc Tường Gold theo số điện thoại cuối website này. Thương hiệu mong muốn bên cạnh việc mang đến những tác phẩm tranh thư pháp mạ vàng 24K tinh xảo cho khách hàng, còn có thể truyền tải đủ đầy ý nghĩa sâu sắc của chữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
-->