Biểu tượng 卍, thường được gọi là “chữ Vạn” trong tiếng Việt, là một ký hiệu cổ xưa, mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về sự tốt lành, may mắn, cát tường và trí tuệ. Xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo, đặc biệt là trong Phật giáo, 卍 đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng và phổ biến.
Bài viết này của Phúc Tường Gold sẽ khám phá ý nghĩa đa tầng của biểu tượng 卍, từ nguồn gốc lịch sử, sự xuất hiện trong các nền văn hóa khác nhau, cho đến ý nghĩa trong Phật giáo và đời sống. Đồng thời, bài viết cũng giới thiệu những mẫu tranh biểu tượng này được mạ vàng 24K tinh xảo, thích hợp để trưng bày hoặc làm quà tặng.

Mục lục
I. Nguồn Gốc và Lịch Sử của Biểu Tượng 卍
Biểu tượng 卍 có nguồn gốc từ chữ Phạn (Sanskrit), đọc là “Srivatsalaksana”. Trong tiếng Trung Quốc, nó được viết là 卍. Ký hiệu này đã có từ rất lâu đời và được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, như Ấn Độ, Ba Tư, Hy Lạp…
Ở Việt Nam và Trung Quốc, biểu tượng 卍 du nhập từ Ấn Độ cùng với Phật giáo vào thời Quang Vũ Đế (nhà Đông Hán). Ban đầu, khi Bồ Đề Lưu Chi dịch kinh “Thập địa kinh luân”, ký hiệu 卍 được dịch thành chữ “Vạn” (万) trong tiếng Hán. Tuy nhiên, trong một số tài liệu khác, Cao tăng Huyền Trang (thời Đường) lại dịch ký hiệu này thành chữ “Đức”.
Đến năm 693 (năm Trường Thọ thứ 2, thời Võ Tắc Thiên), âm đọc “Vạn” (万) chính thức được gắn liền với biểu tượng 卍. Từ đó, trong các kinh Phật sau này, 卍 thường được viết thành 万.
Như vậy, biểu tượng 卍 trong Phật giáo và chữ “Vạn” (万) trong tiếng Hán có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Cách phát âm không khác biệt (đều là “Wàn” theo âm Hán Việt). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ký hiệu 卍 cũng có thể được đọc là “Srivatsalaksana” (theo tên gốc tiếng Phạn).

Ý nghĩa chữ Vạn (卍) tại các quốc gia trên thế giới
Mỗi quốc gia và các nền tôn giáo khác nhau đều có những biểu tượng, ký hiệu tượng trưng cho tổ chức của mình. Chữ Vạn (卍) là một trong số những biểu tượng phổ biến nhất, tượng trưng cho nhiều giá trị văn hóa của Phật Giáo, thể hiện sự quy tụ cát tường, may mắn, phước lành.
Nhà phật cho rằng Phật tổ Thích-ca Mâu-ni có 32 Tướng, phía trước ngực Phật có hình tượng chữ 卍, chính là một trong 32 tướng này, gọi là “ Tướng Hải Vân Cát Tường”.
Vậy chữ Vạn ở các quốc gia khác nhau thì có sự khác nhau như thế nào?
1, Chữ Vạn – 卍 ở Trung Quốc
Ký hiệu này du nhập vào Trung Quốc cùng với Phật giáo và trở thành một trong những biểu tượng đại diện cho sự may mắn, cát tường. Người dân thường in hoặc chế tác hình ký hiệu này trên các vật phẩm phong thủy, bàn thờ… với mong muốn thu hút may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

2, Chữ Vạn ở Ấn độ
Tại Ấn Độ, biểu tượng này thể hiện Đức Tướng của Phật và Thập địa Bồ tát, tượng trưng cho sự cát tường, phước lộc, may mắn, sức khỏe và bình an. Người Ấn Độ cổ đại coi trọng biểu tượng này, xem đó là đại diện của sự viên mãn, thanh tịnh, đủ đầy và tốt lành.
- Hai cánh tay đan xen: Tay trái tượng trưng cho giá trị vũ trụ, tay phải tượng trưng cho phẩm chất của Đức Phật.
- Sự quy tụ năng lượng: Bốn đầu mở của biểu tượng tượng trưng cho sự hội tụ năng lượng tốt lành từ mọi hướng.
Trong Ấn Độ giáo (Hinduism), đây là biểu tượng thiêng liêng, thường được trang trí trên các đồ vật, công trình kiến trúc, quần áo, đồ trang sức, thậm chí cả đồ ăn, trong các dịp lễ, đám cưới và nghi lễ tôn giáo.
3, Nhật Bản
Tại Nhật Bản, hình ký hiệu này thường chỉ được sử dụng trong các ngôi chùa Phật giáo và một số công trình linh thiêng. Người dân Nhật Bản thường có quan niệm không tốt về hình tượng này trong đời sống thường ngày, thậm chí còn kiêng kỵ. Sự khác biệt này xuất phát từ việc người Nhật thường tổ chức tang lễ trong chùa, nên ký hiệu này (vốn được trang trí trên cột trụ, đầu ngói của chùa) bị gắn liền với sự không may mắn.

4, Chữ Vạn của Đức Quốc Xã
Ký hiệu này quen thuộc trong Phật giáo, nhưng cũng thường làm người ta liên tưởng tới Đức Quốc Xã, do có sự tương đồng.
Ký hiệu này xuất hiện từ rất sớm, không chỉ trong Phật giáo mà cả các nền văn minh khác. Biểu tượng của Đức Quốc Xã được tạo thành từ 2 chữ S, xoay nghiêng 45 độ, có màu đen, khác với ký hiệu trong Phật giáo.
Hitler ngưỡng mộ quyền lực và có thể đã bị ảnh hưởng bởi các tổ chức bài Do Thái sử dụng ký hiệu này.

Như Phúc Tường Gold đã gửi đến bạn trên đây, chữ Vạn (Phật giáo) xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa loài người, xuất hiện nhiều ở Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Ai Cập cổ đại, Ba Tư và các quốc gia khác. Chữ Vạn ban đầu được sử dụng với ý nghĩa tượng trưng cho năng lượng vũ trụ, lửa, mặt trời, sau này gắn liền với giá trị nhân phẩm con người, do Đức Phật truyền thụ.
Đối với người Ấn Độ cổ, chữ Vạn đại diện cho sự giao thoa giữa vũ trụ và mặt trời. Trong đạo Jain Ấn Độ cổ, chữ tượng trưng cho vị thánh thứ bảy của họ.
Ở Trung Quốc cổ xưa, cũng xuất hiện nhiều hình ảnh của Vạn 卍. Trên đồ gốm của Văn hóa Gaomiao ở Hồ Nam, khoảng 7.400 năm trước, người ta tìm thấy một chiếc đĩa gốm có hình chữ “chữ Vạn” được kết hợp với hình mỏ chim.
Hình ảnh dưới đây cho thấy các chứng tích văn hóa có biểu tượng chữ Vạn được khai quật từ nhiều nơi trên thế giới.

Ý nghĩa của chữ Vạn 卍 tốt đẹp, mang đến sự may mắn, phước lành cho con người nhưng tại sao lại bị Đức Quốc Xã “mượn”?
Đầu tiên phải nhìn nhận sự khác biệt trong cách viết Vạn. Có 2 cách để viết chữ Vạn, Chữ thứ nhất là 卍, trong khi cách viết thứ hai là 卐, cả hai cách viết đều có ý nghĩa giống nhau, nhưng chữ thường được dùng trong Phật giáo là chữ 卍 (Nét thẳng ở phía trên bên phải hướng lên), và sau này đã trở thành ký tự chuẩn của nhà Phật.
Một trong hai cách viết chữ Vạn còn lại ít được sử dụng, vô hình chung lại giống với biểu tượng trên cờ đảng của Đức Quốc Xã.
Thực ra hai biểu tượng (ký hiệu) của Phật giáo và Cờ đức Quốc xã hoàn toàn khác nhau về cách hiểu cũng như viết: Biểu tượng cờ đức được tạo thành từ 2 chữ chữ cái S trong tiếng Đức. Khi 2 chữ S kết hợp cùng nhau, và xoay nghiêng 45 độ, sẽ trở thành biểu tượng giống với chữ Vạn (卐) trong Phật giáo.
Mặc dù cách viết khác nhau, nhưng trên thực tế Hitler là người quan tâm nhiều đến chữ Vạn (卐). Theo “Mein Kampf”, khi nhỏ Hitler thường đến thăm một tu viện gần nơi ông ta ở, trên tay áo của trụ trì tu viện có một biểu tượng hình chữ Vạn, điều này đã để lại ấn tượng với ông.
Hitler, người ngưỡng mộ quyền lực từ khi còn nhỏ, hy vọng rằng mình có thể chạm đến ngưỡng đỉnh cao quyền lực giống như vị trụ trì trong tu viện.
Cũng có giả thuyết cho rằng Hitler bị ảnh hưởng bởi một tổ chức bài Do Thái, và biểu tượng của tổ chức này là chữ Vạn (卐). Hitler đặc biệt không thích người Do Thái, và ông ta có thể đã bị tổ chức bài do thái đó ảnh hưởng về mặt tinh thần khi thiết kế cờ đảng.
Trong Thế chiến thứ hai, cờ và băng tay của Đức Quốc xã có mặt khắp nơi trên đường phố Châu Âu. Bạn có thể thấy lá cờ có nền đỏ với một vòng tròn màu trắng và một hình chữ vạn màu đen ở giữa (khác với màu vàng đặc trưng của chữ Vạn trong Phật Giáo).
Sau thất bại của Đức, lá cờ Đức Quốc xã bị cấm ở châu Âu và biểu tượng này dần mờ nhạt trong mắt của người dân nơi đây.
Có thể thấy một biểu tượng là hình chữ vạn của Phật giáo, tượng trưng cho sự may mắn, phước lành, cát tường, còn lại là lá cờ Đức Quốc xã tội lỗi. Hai biểu tượng này có màu sắc, kiểu dáng thiết kế cũng hoàn toàn khác nhau về độ nghiêng, cấu tạo các đường nét, bởi vậy không thể nhầm lẫn về mặt ý nghĩa tư tưởng giữa Phật Giáo và Đức Quốc Xã.

Tổng quát các ý nghĩa chính của chữ Vạn(卍)
- Cát Tường: Thể hiện những điều tốt đẹp, hạnh phúc, may mắn.
- Hội Tụ Năng Lượng Tốt Lành: Sự kết hợp của vũ trụ và đức tướng của Phật, thu hút linh khí tốt lành.
- Viên Mãn: Mọi việc thuận lợi, có khởi đầu và kết thúc tốt đẹp.
- Giao Thoa Bốn Mùa: Sự chuyển giao giữa các mùa mang lại năng lượng, giúp sự nghiệp và cuộc sống thăng hoa.
- Sự Che Chở Của Phật: Là biểu tượng của Phật, mang lại sự bảo vệ, bình an.
- Sức Khỏe Bình An: Nền tảng của sự viên mãn, hạnh phúc.

III. Chữ Vạn (卍) được trước ngực Phật có hàm ý gì?
Mặc dù chữ Vạn được biết đến như biểu tượng đặc trưng của Phật Giáo, và nhiều người cho rằng chữ này có nguồn gốc đến từ Phật, nhưng trong một số tư liệu chữ Vạn có thể xuất hiện từ nguồn gốc khác.
Song bởi các ý nghĩa lớn lao của chữ Vạn đối với Phật, mà trở thành biểu tượng linh thiêng trong văn hóa Phật Giáo. Vậy đối với riêng nhà Phật, chữ Vạn(卍) ẩn chứa những hàm ý gì mà quan trọng như vậy.
- Vạn(卍) tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của Đức Phật, được coi là biểu tượng cho sự trang nghiêm về đức hạnh của Phật, thể hiện công đức vô lượng đã tu dưỡng trong muôn kiếp.
- Chữ Vạn đại diện cho một trong ba mươi hai Tướng của Đức Phật. Hình chữ Vạn trước ngực Phật cũng thể hiện cho sự cát tường, thành quả, trí tuệ mà Đức Phật đã tu luyện. Đó cũng là công đức, thanh tịnh và sự viên mãn.
- Vạn tượng trưng cho Lục độ Ba la mật vô lượng của Đức Phật, tức là Phật môn vô lượng.
- Nó đại diện cho trái tim của Đức Phật, là chân lý và “hư không” của Phật pháp.
- Chữ Vạn trước ngực Phật cũng mang ý nghĩa là tấm lòng từ bi, tình yêu thương của Đức phật dành cho chúng sinh.
- Ở Ấn Độ, vùng đất khởi nguồn của Phật giáo thì chữ Vạn có hàm ý chỉ sự cát tượng, khỏe mạnh và những điều tốt lành.
Trong Phật Giáo, chữ Vạn (卍) trước ngực Phật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, vì vậy trở thành biểu tượng được nhiều Phật tử đeo hoặc thiết kế thành tranh, với mong muốn được Đức Phật che chở, ban phước lành, khai sáng trí tuệ. Nếu bạn muốn sở hữu một bức tranh chữ Vạn hoàn hảo để treo trong nhà hoặc tặng người thân, đối tác, có thể liên hệ với Phúc Tường Gold theo số điện thoại cuối website này. Các nghệ nhân của thương hiệu sẽ giúp bạn thiết kế một tác phẩm tranh vừa đẹp vừa tinh tế. Sản phẩm sau cùng được mạ vàng 24K nguyên chất, đem đến vẻ đẹp bền lâu theo thời gian.