Ngộ (悟) có nghĩa là sự hiểu biết, thông suốt, tỏ tường, lĩnh hội và thức tỉnh của con người về tri thức, tình cảm và hành động. Ý nghĩa của Ngộ hàm chứa những chân lý sâu sắc của cuộc sống, không chỉ dừng lại ở nhận thức chân lý mà còn bao hàm sự xác nhận về trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân, nhờ vậy mà năng lực trí tuệ trở nên xuất chúng.

Ngộ giúp cho hành động, suy nghĩ và cảm xúc của người đạt đến tầm cao, có thể thấu hiểu vạn vật và con người - phuctuonggold-com
Ngộ giúp cho hành động, suy nghĩ và cảm xúc của người đạt đến tầm cao, có thể thấu hiểu vạn vật và con người

Ý nghĩa của Ngộ (悟) đưa chúng ta đến sự thức tỉnh về trí tuệ, tri thức, hành vi, lời nói và cảm xúc, nhờ vậy chúng ta có được những bước đi đúng đắn trong cuộc sống cũng như công việc, mang đến sự thành công cho sự nghiệp, đời sống gia đình và cá nhân.

Treo tranh chữ Ngộ trong nhà, một mặt vừa thể hiện bản lĩnh và năng lực đã đạt tới cảnh giới vượt trội so với nhân sinh, một mặt như muốn nhắc nhở chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng trí tuệ, đức tính, khi đó mới thể nhận được những thành tựu to lớn hơn nữa. Quý khách hàng đặt tranh chữ Ngộ mạ vàng 24K theo thiết kế riêng, có thể liên hệ với Phúc Tường Gold theo số điện thoại cuối website.

Khi liên hệ, quý khách hàng có thể đưa ra mong muốn về những chi tiết sẽ thể hiện trong tranh chữ Ngộ (hoặc chữ khác). Các nghệ nhân của Phúc Tường Gold sẽ dựa trên mong muốn riêng, kết hợp ý nghĩa chung của tranh, tạo nên tác phẩm hoàn hảo khi đến tay khách hàng.

Dưới đây Phúc Tường Gold mời bạn cùng xem những hàm ý chính ẩn trong chữ Ngộ.

Những ý nghĩa lớn bên trong Ngộ (悟)

1, Ngộ là sự hiểu biết và lắng đọng trí tuệ

Ngộ là chìa khóa mở ra tri thức của con người, đó là một loại trải nghiệm tâm lý và tích lũy trí tuệ theo thời gian, là nguồn cảm hứng để giải phóng cuộc sống. Ngộ đòi hỏi kinh nghiệm, thời gian và quan điểm và trí tuệ của bản thân để đạt được, là con đường then chốt để tìm kiếm chân lý và khai sáng bản ngã.

2, Là sự tỏ tường, lĩnh hội xuất phát từ trong tim

Cảnh giới cao nhất của Ngộ là xuất phát từ trái tim. Trí tuệ và hành động của một người hòa nhịp cùng con tim để tạo nên sự kết hợp chuẩn mực. Khi Ngộ đủ tri thức, cảm xúc, con người có thể hành động theo theo những gì trái tim mách bảo mà không e ngại vượt quá giới hạn đạo đức, phép tắc (pháp luật).

Khi đạt đến cảnh giới của Ngộ, người ta có thể hành động nhanh chóng và luôn đúng đắn bởi trí tuệ, tim đã hòa chung với quy chuẩn, phép tắc của nhân sinh - phuctuonggold-com
Khi đạt đến cảnh giới của Ngộ, người ta có thể hành động nhanh chóng và luôn đúng đắn bởi trí tuệ, tim đã hòa chung với quy chuẩn, phép tắc của nhân sinh

3, Thể hiện năng lực, bản lĩnh con người

Người có năng lực và sự hiểu biết sâu sắc trong công việc, cuộc sống là người đã trải qua nhiều khó khăn và đạt đến sự thấu hiểu tri thức cũng như cảm xúc nên có những hướng đi đúng đắn. Trên hành trình đó, năng lực liên tục được rèn rũa giúp họ trở thành người giỏi hơn, trong mắt người khác họ là người có bản lĩnh.

Tranh chữ Ngộ treo trong nhà thể hiện bản lĩnh và trí tuệ uyên sâu của người thưởng tranh, đồng thời là lời khẳng định với người khác rằng những thành quả có được đến từ sự nỗ lực, tu dưỡng nghiêm túc của bản thân.

4, Thông tường và thấu hiểu quy luật của vạn vật, con người

Trí tuệ của bạn được thức tỉnh khi Ngộ ra quy luật của vạn vật và mối liên hệ của nó với con người. Đây là cảnh giới cao trong tư duy, có thể đưa con người tới ngưỡng chạm tay vào thần linh (theo quan điểm của tín ngưỡng).

Khổng Tử được tôn là Thánh nhân chính là thể hiện hàm ý này của chữ Ngộ. Phần sau, Phúc Tường Gold xin gửi đến bạn cảnh giới Ngộ đạo của Khổng tử được thể hiện như thế nào.

5,  Lý trí và tâm lý đạt đến mức độ cao nhất

Mỗi chân lý được con người Ngộ ra đưa chúng ta tiến thêm một bậc trong tư duy. Sự tích lũy nhiều chân lý có thể giúp suy nghĩ và hành động diễn ra trong trong nháy mắt mà không có sự sai sót.

Ngày nay chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) có thể xử lý vấn đề, cho ra kết quả tốt sau mỗi yêu cầu của con người là bởi AI đã học hỏi lượng lớn tri thức của nhân loại, vì vậy có thể trả lời những câu hỏi hóc búa nhanh chóng.

Ngộ thể hiện trí tuệ tầm cao của con người - phuctuonggold-com
Ngộ thể hiện trí tuệ tầm cao của con người

6, Những ý nghĩa mở rộng của Ngộ

  • Biết rõ
  • Tỏ
  • Thông minh, khôn ngoan
  • Hiểu được lẽ phải
  • Lĩnh hội
  • Hiểu biết
  • Người có tri thức

Ngộ (悟) vượt ra khỏi giới hạn của một chữ viết phổ thông, trở thành đạo lý (phạm trù) uyên sâu, vì vậy Ngộ được mọi người yêu thích và sưu tầm tranh treo trong nhà.  Quý khách hàng đặt tranh chữ Ngộ mạ vàng 24K, có thể liên hệ với Phúc Tường Gold theo số điện thoại cuối website.

Tranh chữ Ngộ (悟) thư pháp đẹp

Chữ Ngộ dù tiếng Việt hoặc tiếng Hán có vị trí lớn trong văn hóa, đời sống thực tiễn, cũng như Phật giáo. Bởi lẽ vậy, chữ Ngộ (悟) thường được vẽ hoặc chế tác từ các chất liệu quý để trưng bày hoặc làm quà tặng.

Dưới đây Phúc Tường Gold gửi đến quý bạn đọc những bức thư pháp chữ Ngộ (悟) đẹp. Quý khách hàng đặt tranh chữ Ngộ (悟) mạ vàng 24K tiếng Việt hay chữ Hán, liên hệ với Phúc Tường Gold theo số điện thoại, zalo cuối website.

Bức tranh ngộ thư pháp với nét chữ vuông vắn - phuctuonggold-com
Bức tranh ngộ thư pháp với nét chữ vuông vắn
Tranh thư pháp chữ Ngộ - người ngộ biết làm chủ bổn tính và cảm xúc bản thân - phuctuonggold-com
Tranh thư pháp chữ Ngộ – người ngộ biết làm chủ bổn tính và cảm xúc bản thân
Chữ ngộ thư pháp - trên hành trình hướng đến ngộ, con người cần có mục tiêu - phuctuonggold-com
Chữ ngộ thư pháp – trên hành trình hướng đến ngộ, con người cần có mục tiêu
Chữ Ngộ biểu đạt cho cảnh giới cao của trí tuệ con người - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ biểu đạt cho cảnh giới cao của trí tuệ con người
Chữ Ngộ thư pháp tiếng Hán tượng trưng năng lực lĩnh hội của con người - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp tiếng Hán tượng trưng năng lực lĩnh hội của con người
Chữ Ngộ thư pháp tiếng Hán biểu đạt con người đã nhận thức được chân lý - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp tiếng Hán biểu đạt con người đã nhận thức được chân lý
Chữ Ngộ thư pháp tiếng Hán khẳng định trí tuệ của con người - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp tiếng Hán khẳng định trí tuệ của con người
Bức tranh thư pháp chữ Ngộ thể hiện qua hình tượng con người - phuctuonggold-com
Bức tranh thư pháp chữ Ngộ thể hiện qua hình tượng con người
Bức tranh thư pháp chữ Ngộ tiếng Hán với nét vẽ đậm, thể hiện chiều sâu trong tư duy - phuctuonggold-com
Bức tranh thư pháp chữ Ngộ tiếng Hán với nét vẽ đậm, thể hiện chiều sâu trong tư duy
Chữ Ngộ thư pháp sáng lên sự thông minh của con người - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp sáng lên sự thông minh của con người
Chữ Ngộ thư pháp được thể theo lối chữ triện - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp được thể theo lối chữ triện
Thư pháp chữ Ngộ tượng trưng cho sự thấu hiểu đạo lý , lẽ phải - phuctuonggold-com
Thư pháp chữ Ngộ tượng trưng cho sự thấu hiểu đạo lý , lẽ phải
Chữ Ngộ thư pháp với nét vẽ phóng khoáng - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp với nét vẽ phóng khoáng
Chữ Ngộ thư pháp đẹp. Chữ ngộ có giá trị lớn trong văn hóa đời sống thực tiễn, không riêng Phật giáo - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp đẹp. Chữ ngộ có giá trị lớn trong văn hóa đời sống thực tiễn, không riêng Phật giáo
Bức thư pháp chữ Ngộ đẹp - lý trí và tâm thức con người đã đạt đến mức độ cao - phuctuonggold-com
Bức thư pháp chữ Ngộ đẹp – lý trí và tâm thức con người đã đạt đến mức độ cao
Chữ Ngộ thư pháp, mang ý nghĩa triết lý vượt ra khỏi giới hạn của chữ viết thông thường - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp, mang ý nghĩa triết lý vượt ra khỏi giới hạn của chữ viết thông thường
Chữ Ngộ thư pháp, minh chứng cho tư tưởng lớn con người xứng tầm vĩ nhân - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp, minh chứng cho tư tưởng lớn con người xứng tầm vĩ nhân
Bức chữ Ngộ thư pháp thể hiện trong thực tiễn - phuctuonggold-com
Bức chữ Ngộ thư pháp thể hiện trong thực tiễn
Bức thư pháp chữ Ngộ, hiểu được quy luật của vạn vật - phuctuonggold-com
Bức thư pháp chữ Ngộ, hiểu được quy luật của vạn vật
Chữ Ngộ thư pháp - thông tường bản tính con người trong nhân sinh - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp – thông tường bản tính con người trong nhân sinh
Chữ Ngộ thư pháp biểu đạt tâm thức, cảm xúc con người có thể chứa vạn vật - phuctuonggold-com
Chữ Ngộ thư pháp biểu đạt tâm thức, cảm xúc con người có thể chứa vạn vật
Tranh thư pháp chữ Ngộ. Ngộ có nhiều cảnh giới mà con người cần tu dưỡng, không ngừng học hỏi - phuctuonggold-com
Tranh thư pháp chữ Ngộ. Ngộ có nhiều cảnh giới mà con người cần tu dưỡng, không ngừng học hỏi

Khổng tử Ngộ Đạo như thế nào mà được gọi là Thánh nhân

Sáu cõi đời, sáu lần Ngộ (悟) ứng với sáu tầng cảnh giới, Khổng Tử hàng nghìn năm sau vẫn được người đời tôn là thánh nhân. Ông trở thành một trong những danh nhân vĩ đại nhất mọi thời đại.

Không chỉ ở Trung Quốc, tư tưởng triết học sâu sắc của ông đã được biết đến rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển của Phương đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…Tại Việt Nam, các giá trị triết học của Khổng Tử cũng có sự ảnh hưởng lớn trong văn hóa, đời sống.

Tư tưởng của ông tại sao lại có sự ảnh hưởng sâu sắc như vậy. Không Tử Ngộ ra điều gì mà người đời sau tôn ông là thánh nhân.

Nguyên văn Khổng Tử nói: “Ngộ thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ”.

Hàm ý trong câu trên của Khổng tử có nghĩa:

Lúc 15 tuổi quyết tâm học tập; lúc ba mươi tuổi chí đã vững vàng; lúc bốn mươi tuổi không còn hoài nghi; lúc năm mươi tuổi thì biết vận trời; lúc sáu mươi tuổi tỏ tường chuyện đời; khi bảy mươi tuổi ta làm theo những gì trái tim mình mách bảo, nhưng không vượt quá chuẩn mực quy tắc”.

6 Cõi nhân sinh ứng với 6 cảnh giới Ngộ của Khổng Tử, thường được người đời dùng làm tiêu chuẩn noi gương trong tu dưỡng bản thân, rèn luyện và nâng cao trí tuệ, điều hướng cuộc sống để hướng tới những điều tốt đẹp của nhân sinh.

Tiếp theo sẽ phân luận 6 điều Ngộ của Khổng Tử, hành trình đã đưa ông trở thành vĩ nhân của lịch sử.

Để đạt tới cảnh giới của Ngộ, Khổng tử đã ý thức từ sớm tầm quan trọng sự học - phuctuonggold-com
Để đạt tới cảnh giới của Ngộ, Khổng tử đã ý thức từ sớm tầm quan trọng sự học

1, Cảnh giới Ngộ thứ nhất: Tận tậm Học khi 15 Tuổi

Khổng nói “Ngộ thập hữu ngũ nhi chí ư học”, nguyên văn câu này trong tiếng Hán là 吾十有五而志于学. Ý nghĩa của tầng Ngộ này cho biết khi tuổi trẻ (bắt đầu từ 15 tuổi) Khổng chăm chỉ học tập, rèn luyện trí huệ. Cảnh giới Ngộ đầu tiên của Khổng Tử tập trung vào tri thức, sự học.

Ngày nay những người trẻ, thậm chí lớn tuổi đã quên đi sự học, khi kết thúc môi trường giáo dục phổ thông hoặc đại học, mỗi người bước chân vào cuộc sống, chạy theo guồng quay của xã hội, tiền tài và tham vọng nên dần quên đi sự học.

Chỉ một số ít người vẫn theo đuổi con đường học tập để nâng cao năng lực cho bản thân, nhờ vậy mà họ cũng có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhiều người trẻ bị cuốn trong môi trường internet, phụ thuộc vào công nghệ, họ tin rằng sức mạnh của công nghệ có thể giúp họ giải đáp mọi vấn đề tức thì, và vì vậy họ không cần học, hoặc học trong sự bị động lệ thuộc vào công cụ hỗ trợ của internet.

Văn hóa đọc sách hay sự tìm hiểu kiến thức chủ động đã dần trở thành một thói quen xa xỉ, mọi người dành thời gian cho những ứng dụng di động, lướt mạng hàng giờ mà có thể không nhận ra khoảng thời gian đó đã trôi qua hoài phí.

Ngộ của Khổng Tử về sự học nằm ở chỗ, ông hiểu tri thức có ý nghĩa quan trọng như thế nào, vì vậy đã tận tâm rèn rũa học vấn, trở thành người chủ động trong việc học, tu dưỡng bản thân, trí tuệ. Cảnh giới Ngộ của khổng tử cốt lõi là sự chủ động, hiểu được giá trị của học vấn.

2, Cảnh giới Ngộ thứ hai: Vững vàng ở tuổi 30

Khổng Tử cho rằng những người ở độ tuổi ba mươi nên có sự nghiệp riêng cho mình, có thể không nhất thiết phải lớn lao nhưng phải có những mục tiêu rõ ràng  trong cuộc sống, chí ít đó là những mục tiêu trong thời gian ngắn hạn (tương lai gần).

Đặc trưng của những người ngộ ra cảnh giới này ở tuổi 30 là: Sống độc lập, cảm xúc và tinh thần vững vàng, mục tiêu rõ ràng, không ngừng phấn đấu. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, lối sống của con người ra sao?

30 Tuổi vẫn được xem là ngưỡng tuổi then chốt. Trong những năm gần đây với sự lan truyền mạnh mẽ của xã hội, nhiều quan điểm sống cho rằng trên 30 tuổi chưa thành công có thể xem là điều không có gì khác thường.

Góc nhìn này đúng với quan điểm của Khổng Tử, sự nghiệp có thể chưa có hoặc có mà không cần phải quá lớn. Nhưng Khổng Tử chủ trường nhắc nhở, 30 tuổi cần có mục tiêu rõ ràng.

Ở tuổi 30, Khổng Tử Ngộ ra chân lý về sự nghiệp, đó cũng là nền tảng cốt lõi đưa ông đến với sự thành công vĩ đại sau này.

Khổng Tử ngộ ra, vào năm 30 tuổi mỗi người nên có sự nghiệp cho riêng mình. Nếu chưa cũng cần có mục tiêu đủ lớn - phuctuonggold-com
Khổng Tử ngộ ra, vào năm 30 tuổi mỗi người nên có sự nghiệp cho riêng mình. Nếu chưa cũng cần có mục tiêu đủ lớn

3, Cảnh giới Ngộ thứ ba: Không còn hoài nghi khi 40 tuổi

Khổng Tử cho rằng, Người khi đến 40 tuổi nên tỏ tưởng, hiểu rõ tâm thái, ý nghĩ của nhân sinh. Vào thời Khổng tử, tuổi thọ con người không cao, vì vậy đến 40 tuổi có thể xem là người đã chạm ngưỡng quan trọng nhất của tuổi tác ( trong thời xưa con người thông thường chỉ sống đến khoảng 60 tuổi, vì vậy có văn hóa chúc Thọ nhau ở tuổi 60). Xem thêm tư liệu về chữ Thọ tại đây.

Khổng Tử cho rằng đến 40 Tuổi không mê muội, không hoài nghi, nhận định rõ trái phải đúng sai của thế sự thì được coi là người có khả năng tiên tri (biết trước những việc có thể xảy ra khi nhìn vào thực tế).

Xã hội hiện đại ngày nay, con người cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, internet đã giúp chúng ta trở nên thông tuệ, hiểu biết vượt trội hơn so với thời của Khổng, đây là điều tuyệt vời, nhưng cũng kéo theo sự sàng lọc mạnh mẽ của xã hội.

Nếu đã 40 tuổi và có tâm thái vững vàng, hiểu rõ điều đang diễn ra, biết đúng sai, không hoài nghi thì xin chúc mừng, bạn đã đạt đến cảnh giới Ngộ thứ ba của Khổng Tử.

4, Cảnh giới Ngộ thứ 4 của Khổng Tử: Tuổi 50 biết được mệnh trời

Trong cảnh giới Ngộ thứ tư của Khổng Tử, ông nói về vận mệnh. Nhiều người hiểu sai ý của ông cho rằng cuộc đời của mỗi người được quyết định bởi vận mệnh, vì vậy khi ở tuổi 50 phải biết chấp nhận và hài lòng với số phận của mình, thuận theo dòng chảy mà sống. Cách hiểu này không đúng với tư tưởng của Khổng.

Biết được vận mệnh của trời (và của người) không có nghĩa là thần thánh lời tiên tri của một người (thầy xem số mệnh), nhất nhất mê tín, càng không có nghĩa là chấp nhận số mệnh, buông bỏ sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.

Mệnh trời (hay mệnh người) được nói đến ở đây là Thiên đạo (đạo trời), tức là thấu hiểu quy luật phát triển của vạn vật, hiểu được mối liên hệ Nhân-Quả của sự vật.

Người nếu có thể nhận thức được sự tồn tại của những yếu tố chủ quan trong thế giới nội tâm và những yếu tố khách quan trong vũ trụ, đồng thời biết được mối quan hệ giữa chúng, thì có thể xem là đã đạt tới cảnh giới Ngộ, chân lý đã nằm trong tay.

Thấy rõ, quan điểm mệnh trời của Khổng Tử không phải sự tin tưởng mê muội vào thần linh, mà dựa trên những yếu tố có thật trong thực tế: Nội tâm con người, sự tồn tại của vạn vật trong vũ trụ, và mối liên hệ giữa chúng.

Đây là cảnh giới Ngộ thứ 4 ở tuổi 50 của Khổng Tử. Hàm ý muốn nói, vận mệnh con người được quyết định bởi chính bản thân mình, và cách chúng ta tương tác với vạn vật trong vũ trụ (bao gồm con người, sự việc, công cụ làm việc…).

Người Ngộ ra chân lý có thể đặt bản thân mình vào vị trí người khác - phuctuonggold-com
Người Ngộ ra chân lý có thể đặt bản thân mình vào vị trí người khác

5, Cảnh giới Ngộ thứ 5: Tỏ tường chuyện đời ở tuổi 60

Nếu ở tuổi 50 Khổng Tử có thể hiểu được mối quan hệ giữa vạn vật với nhân sinh, thì ở tuổi 60 ông điềm nhiên coi những điều trướng tai (thể hiện qua từ Nhĩ Thuận trong câu 六十而耳顺) là những điều không cần phải tranh cãi, có thể thông cảm và bỏ qua.

Cảnh giới Ngộ này không chỉ dừng lại ở sự khoan dung, rộng lượng của con người khi thấy những việc chưa vừa lòng với mình.

Sâu xa hơn, điều Ngộ của Khổng Tử còn nằm ở chỗ biết đặt mình vào vị trí người khác, lắng nghe thật kỹ suy nghĩ của người đối phương (thay vì thái độ xuề xòa), thấu hiểu và biết được hành động của người khác sẽ làm.

Đây là đạo lý “Lễ” trong đối nhân xử thế được Khổng Tử thể hiện trong Luận Ngữ. Thấu hiểu và tôn trọng người khác, đặt mình vào bản thân họ, lắng nghe tiếng nói của mọi người một cách chân thành cho dù đó là người sai hay người đúng.

Người sai có lý của người sai, người đúng có lý của người đúng, muốn đạt đến chân lý càng phải hiểu người sai. Cảnh giới Ngộ thứ 5 muốn đạt được đòi hỏi con người cần có trí tuệ để thấu hiểu, bao dung và rộng lượng với những điều không vừa lòng, chướng tai (trái nghĩa với Nhĩ Thuận trong câu Lục Thập Nhi Nhĩ Thuận).

6, Cảnh giới Ngộ thứ 6: Làm những điều theo trái tim mách bảo

Khi trẻ, người ta hành động theo tiếng gọi của con tim và cảm xúc nhưng vì thiếu đi sự thông tuệ của tri thức nên dễ phạm vào đạo nhân (pháp luật, đạo đức), đạo trời. Khi tuổi đã cao, con người ta ngộ ra nhiều điều.

Khổng Tử nói thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ, có nghĩa là khi ông 70 tuổi thì ngộ ra những việc mình làm có thể tùy hứng theo mong muốn và trái tim mách bảo, những điều đó sẽ không vượt quá quy tắc, bởi tầng ý thức đã chạm đến ngưỡng hòa nhịp với con tim và cảm xúc nên hành động không thể vượt quá những chuẩn mực, đạo nhân, đạo trời.

Những Đức tính của Khổng Tử đã trở thành một dòng chảy tự nhiên, tố chất ẩn trong ông đều hoàn hảo vì có được sự học và trí huệ, dù làm hay không làm một điều thì cũng đạt đến độ thấu hiểu, tỏ tường nhân tình thế thái.

Cả suy nghĩ và hành động của Khổng hòa chung với đạo nhân, đạo trời, đây là tầng cảnh giới thứ 6 Khổng Tử Ngộ ra vào năm 70 tuổi. Nếu bạn đang ở độ tuổi trẻ hơn có thể hiểu chữ Ngộ này, thì tương lai nhất định có thể đạt được thành tựu to lớn trong sự nghiệp và cuộc sống.

Pháp danh của 3 học trò Đường Tăng là đều có những ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong Ngộ - phuctuonggold-com
Pháp danh của 3 học trò Đường Tăng là đều có những ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong Ngộ

3 Cảnh giới của nhân sinh về Ngộ trong Ngộ Tịnh, Ngộ Năng, Ngộ Không (Tây Du Ký)

“Tuổi trẻ là Ngộ tĩnh, trung niên là Ngộ năng, cuối đời là Ngộ không”

Tây Du Ký là một trong những kiệt tác văn học, nội hàm của nó là dung hòa các giáo lý Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.

3 Pháp hiệu do Đường Tăng ban cho ba đệ tử của mình lần lượt là Ngộ Tịnh, Ngộ Năng, Ngộ Không (đều mang chữ Ngộ trên đầu), chia cuộc đời thành ba giai đoạn, tương ứng với ba 3 tư tưởng tinh thần.

Khi tuổi trẻ là Ngộ tĩnh, khi trung niên là ngộ năng, và khi cuối đời là ngộ Không. Mỗi giai đoạn là một cảnh giới Tâm trí của Nhân sinh đã Ngộ ra.

1, Tâm và Trí bắt đầu bằng một trái tim thuần khiết

Như chúng ta đã biết, đệ tử thứ ba của Đường Tăng là Sa Hòa Thượng , pháp danh Ngộ Tịnh. Ngộ ở đây không cần phải nói ra, ý nghĩa của nó là lĩnh ngộ. Và Tĩnh là từ mấu chốt trong pháp hiệu của Sa hòa thượng, tượng trưng cho sự trong sạch, thuần khiết.

Tại sao Đường Tăng lại đặt Pháp danh cho Sa Tăng là Ngộ Tịnh? Sa hòa thượng là người có quy củ, phép tắc; lời nói ôn hòa nhã nhặn, làm việc không phàn nàn, chăm chỉ; đối đãi với người khoan dung, độ lượng nhân từ.

Một chữ Tịnh làm nổi bật hình thái tâm trí của Sa hòa thượng. Hình thái tâm trí này có thể đối phó với những biến đổi khôn lường của sự vật, sự việc trong nhân sinh, đó đều là những thay đổi phức tạp, nhiều cám dỗ. Tịnh giữ cho tâm trí trong sạch và thuần khiết.

Giống với tuổi đời khi trẻ của nhân sinh, trái tim chúng ta tựa như tờ giấy trắng trong sáng, nhưng trên hành trình trưởng thành, chúng ta kết giao, gặp gỡ nhiều kiểu người, trải qua những biến đổi phức tạp của cuộc sống, tâm trí của ta cũng dần trở nên phức tạp, hỗn độn.

Nếu ta không giữ mình trong sạch, dễ tin vào lời nói người khác, suy nghĩ và hành động cũng theo đó mà bị cuốn theo, thì chúng ta sẽ dễ bị lạc lối.

Bởi vậy, Ngộ Tịnh có nghĩa là giữ cho tâm thức và trí tuệ mình lúc này được trong sạch, thuần khiết, không dễ dàng chảy theo dòng nước chung của người khác. Đó là điều cho thấy chúng ta đi đúng hướng trên hành trình trưởng thành của tuổi trẻ.

Chỉ khi con tim và trí tuệ của một người không bị xao động, mới có thể tĩnh lặng, phát huy năng lực để bước tới thành công.

Ngộ Tịnh là Tịnh và tu dưỡng trí tuệ, tâm thức cho mình trong sạch, thuần khiết khi còn trẻ. Đây là cảnh giới thứ nhất về Ngộ của Nhân Sinh.

Ngộ năng thể hiện hình tượng người đã đến tuổi trung niên - phuctuonggold-com
Ngộ năng thể hiện hình tượng người đã đến tuổi trung niên

2, Ngộ Năng – Hành vi đúng mực nên tâm trí đã trưởng thành

Ngộ Năng là pháp danh của Trư Bát Giới, đệ tử thứ hai của Đường tăng và cũng là cảnh giới thứ hai của Tâm trí.

Thông qua phim ảnh và văn học nghệ thuật, chúng ta biết Trư bát Giới có năng lực hơn người, pháp cụ thuộc vào loại tốt (Thiên Bồng Nguyên soái) , nhưng anh ta có những khuyết điểm thấy rõ: Tham tiền tài, danh vọng, ham mê sắc tửu, lười biếng.

Từng giữ chức cao trên Thiên đình, nhưng vì ham sắc nên bị đọa đày xuống dương gian làm kiếp đầu lợn thân người.

Tác phẩm Tây Du Ký cho chúng ta thấy: Nếu một người dù sở hữu năng lực xuất chúng, nhưng nếu nhưng nếu có những hành vi, lời nói vượt quá quy tắc chuẩn mực (ngày nay được thể hiện bằng Pháp luật), vậy thì cũng không loài vật vô tri (Trư bát Giới đầu lợn thân người).

Trong đời sống thực thế ngày nay, cũng giống với hình tượng năng lực của Ngộ Năng, khi chúng ta trưởng thành đến tuổi trung niên. Tâm trí đã hoàn thiện, có đủ khả năng và trí tuệ để theo đuổi một cuộc sống mà mình mong muốn.

Nhưng không vì sở hữu năng lực mà có thể làm những việc vượt quá giới hạn, quy chuẩn phép tắc. Chúng ta cần nhận rõ những gì bản thân có thể thực hiện và những gì không thể vượt quá. Sau đó hãy sử dụng năng lực của mình để thực hiện công việc, đạt được những gì chúng ta mong muốn.

Dùng kỹ năng và trí tuệ trong khuôn khổ pháp luật hay văn hóa cho phép là chuẩn mực tâm thái mà người trung niên cần có, cũng là ý nghĩa sâu sắc của Ngộ Năng, cảnh giới Ngộ thứ hai của Nhân sinh.

Ngộ Không là cảnh giới cao của Ngộ, song cái tôi của bản thân là tảng đá lớn đòi hỏi con người cần vượt qua -phuctuonggold-com
Ngộ Không là cảnh giới cao của Ngộ, song cái tôi của bản thân là tảng đá lớn đòi hỏi con người cần vượt qua

3, Ngộ Không- Tâm thức và trí tuệ thăng hoa bởi có Đức hạnh cao thượng

Tôn Hầu Tử một mình khuấy động càn khôn, có 72 phép thần thông. Sư phụ Đường tăng đã đặt cho thạch hầu pháp danh Ngộ Không có những hàm ý sâu xa ẩn chứa bên trong.

Hình tượng Tôn Hầu Tử là người có năng lực vượt trội, sự xuất chúng đó đạt đến độ vô pháp vô thiên (hơn cả trời, hơn cả pháp). Pháp danh Ngộ Không mà Đường Tăng ban cho thạch hầu là để Tôn Hầu buông bỏ cái tôi của mình, dùng năng lực để tương trợ cứu giúp người khác.

Cái gọi là “Không” trong Ngộ Không tức là không có gì. Ngộ Không chính là cảnh giới lĩnh ngộ cái tôi, vượt qua bản ngã của chính mình, đạt đến độ không cần, không muốn.

Trong xã hội hiện đại, những năm gần đây nổi bật lên câu nói “Tiền nhiều để làm gì” chính là ý này trong chữ “Không”.

Cuối đời khi đến độ tuổi cao, có thể đạt đến cảnh giới Ngộ Không thì xem như đã viên mãn, điều này giống với tư tưởng của Khổng Tử trong hai giai đoạn 60, 70 tuổi cuối đời của ông.

Một từ “Không” lại mang ý nghĩa rất nhiều. Thoạt nghe có thể nghĩ là không có gì, song lại ẩn chứa vạn vật càn khôn, cũng giống như vũ trụ rõ ràng là có tất cả mọi thứ nhưng lại được gọi thành “Không gian”.

Thực ra trong nhân sinh, người cũng như vậy. Chỉ khi có tâm trí đủ rộng, mới có thể bao dung, chứa đựng người khác. Trí tuệ đủ rộng để thấu hiểu, tâm đủ lớn để rộng lượng tha thứ bỏ qua.

Khi nào trong tâm bạn ngộ ra “Không” thì mới có thể bỏ qua cái tôi của mình. Buông bỏ cái tôi, bạn mới lắng nghe và thấu hiểu vạn vật, con người. Ngộ Không chính là cảnh giới tâm trí thứ ba của nhân sinh, muốn chúng ta khi vãn niên hãy buông bỏ và giúp đỡ người trẻ, để họ cũng có thể tạo nên sự nghiệp, Đức hạnh của chúng ta vì thế mà được người đời trân quý

Như Honoré de Balzac đã nói: Chỉ có người biết suy nghĩ mới có thể đạt được sức mạnh vô biên.

Ba cảnh giới của Ngộ: Ngộ Tĩnh, Ngộ Năng, Ngộ Không giúp chúng trở thành một người biết suy nghĩ, nhờ thế mà có được sức mạnh hơn người.

Ngộ tiếng Hoa (悟) là gì? Ngộ trong chữ Hán, tiếng Trung Quốc

Chữ Ngộ tiếng Hoa là 悟 , đọc thành – wù, mang nội hàm ý nghĩa: Hiểu rõ, lĩnh hội, thấu hiểu, hiểu biết, biết rõ chân lý, hiểu ra đao lý, tỏ tường, thông minh… Chữ Ngộ trong tiếng hoa (tiếng Hán hiện đại ) có tổng cộng 10 nét viết, có bộ thủ là bộ tâm (忄); ngũ hành của chữ Ngộ (悟) là mộc.

Những từ đi cùng với chữ Ngộ (悟) là:

  • 领悟 (lĩnh ngộ, lãnh ngộ – hiểu được, hiểu rõ, tiếp nhận chân lý)
  • 悔悟 (hối ngộ – tỉnh ngộ)
  • 彻悟 (triệt ngộ – nhận thức được đầy đủ)
  • 参悟 (tham ngộ – lĩnh hội)
  • 感悟 (cảm ngộ )
  • 解悟 (giải ngộ – nghiệm ra)
  • 恍悟 (hoảng ngộ – bừng tỉnh)
  • 醒悟 (tỉnh ngộ)
  • 省悟 (tỉnh ngộ)
  • 顿悟 (đốn ngộ – bỗng hiểu ra, ngộ ra)
  • 颖悟 (Dĩnh ngộ – thông minh)
  • 渐悟 (Tiệm ngộ – dần nhận ra)
  • 悟性 (Ngộ tính – nhận thức, năng lực)
  • 聪悟 (Thông ngộ)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
-->